Cách-Nuôi Cá Kèo Trong Ao Lót Bạt

Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt của hộ ông Bùi Thành Công ở ấp Rạch Cỏ, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải- Trà Vinh được thực hiện trên diện tích 200m2.
Mô hình thả 1 kg cá giống (20.000 con). Sau hơn 4 tháng thả nuôi bằng thức ăn công nghiệp, thu hoạch 392 kg cá, với giá 80.000 đồng/kg được hơn 31 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận hơn 12 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt có ưu điểm là tận dụng được diện tích nhỏ, ít hao hụt, dễ dàng thay nước, kiểm tra chăm sóc, nên ít dịch bệnh, cá phát triển nhanh, bạt ni lông có thể sử dụng liên tiếp 2 đến 3 vụ nuôi
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết âm u kéo dài, độ ẩm không khí cao khiến bệnh đạo ôn phát sinh mạnh, gây hại đối với sự sinh trưởng của lúa xuân. Mặc dù các địa phương và bà con nông dân đã chủ động phòng trừ, song bệnh đạo ôn vẫn đang đe dọa lúa xuân.

Nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo thành công, nhiều hộ nông dân ở xã Điện Quang (Điện Bàn) đã có cuộc sống sung túc hơn trước.

Trong khi đó, trên cây đậu phụng, sâu khoang cũng đã gây hại ở hầu hết các địa phương. Hiện nay tổng số diện tích đậu phụng bị nhiễm loại sâu này là 196ha với mật độ bình quân 10 - 20 con/m2, thậm chí nhiều nơi ở Tam Kỳ, Thăng Bình lên đến 50 - 100 con/m2.

Nhiều địa phương ở Thăng Bình thành lập đội thủy nông với nhiệm vụ dọn vệ sinh các con mương để người dân thuận tiện trong việc lấy nước vào ruộng. Đội thủy nông của tổ 11, thôn Tú Nghĩa, Bình Tú (Thăng Bình) là một ví dụ.

Ông Võ Văn Điềm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, do hơn 2 tháng nắng nóng kéo dài trên diện rộng nên hiện nay toàn tỉnh đã có ít nhất 1.300ha lúa nước trời bị khô hạn nghiêm trọng, rất nhiều khả năng số diện tích vừa nêu sẽ thất thu sản lượng.