Cách Nuôi Cá Bống Tượng Sống Trên 70%

Anh Huỳnh Văn Hận (ấp 3, xã Tân Thành, TP.Cà Mau) được xem là điển hình nuôi cá bống tượng đạt hiệu quả cao. Qua một vụ nuôi tỉ lệ sống đạt 70%, trừ mọi chi phí (con giống, thức ăn, công cắt cá mồi, men vi sinh, xăng dầu…) anh Hận lời được 403 triệu đồng từ 1,5 ha ao nuôi (36 ao, diện tích trung bình khoảng 100 - 150 m2/ao).
Anh chia sẻ kinh nghiệm như sau: Sau khi đào ao tiến hành bơm nước cho ra - vào, từ 3 – 4 lần và phơi ao cho vừa se (vừa ráo khô) đất, bón vôi với liều lượng từ 10 - 15 kg/100 m2. Rồi lấy nước vào từ từ, khi mực nước đạt 1,5 - 1,8 m thì kiểm tra màu nước, pH và các yếu tố môi trường khác khi đạt yêu cầu thì tiến hành thả giống. Con giống phải nguyên vẹn, không bị dị tật, màu sắc tươi sáng, không bị tuột nhớt. Trước khi thả cá xuống ao phải tắm nước muối 30%o trong khoảng thời gian 5 phút. Mật độ thả 1 - 2 con/m2.
Thức ăn chủ yếu là cá phi được cắt nhỏ, ngày cho ăn 1a lần vào buổi chiều tối. Anh Hận cho biết, từ năm 2001 đến nay, anh định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý môi trường ao nuôi.
Cá mau lớn, ít bệnh tật do môi trường ao nuôi trong sạch. Dùng vi sinh định kỳ, đúng liều, đúng loại thì môi trường ao nuôi ổn định, ít bị sự cố.
Có thể bạn quan tâm

Có lợi thế đầu nguồn sông Cửu Long, nghề nuôi cá bống tượng ở An Giang rất phổ biến. Cá giống được khai thác chủ yếu ngoài tự nhiên và nuôi trong lồng bè.

Khoảng tháng Chạp, tháng Giêng, nguồn cá giống bống tượng và cá sặc bổi từ khai thác tự nhiên khá nhiều, cũng là lúc những hộ dân có thâm niên nghề sản xuất cá

Hình thức này có nhiều ưu điểm như môi trường nuôi yên tĩnh ổn định; sử dụng thuốc một cách hiệu quả và xử lý dịch bệnh thuận lợi hơn...

Nuôi cá bống tượng là mô hình đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân Bạc Liêu; đang phát triển mạnh ở các huyện Giá Rai, Phước Long, Hồng Dân...

Cá bống tượng là loài lớn nhất trong họ nhà bống. Cá sống nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.