Cách Nhận Biết Đơn Giản Nhất Cá Rô Phi Đực Và Rô Phi Cái?

Trong điều kiện nuôi ở nước ta, cá rô phi vằn sau 4-5 tháng mới bắt đầu phát dục. Đến tuổi phát dục, ở mép các vây đuôi, vây lưng và vây bụng ở cá đực có màu sắc rực rỡ từ hồng đến xanh đen, giống như “khoác bộ áo cưới”. Trong khi đó cá cái không có thay đổi gì về màu sắc bên ngoài mà chỉ có bụng phát triển to hơn so với cá đực.
Bạn còn có thể phân biệt cá rô phi đực, cái ngay khi cá còn nhỏ, cỡ 6-7 cm, bằng cách nhìn vào vùng lỗ huyệt:
- Cá đực có 2 lỗ, phía trước là lỗ hậu môn, phía sau là rãnh huyệt (gọi là huyệt niệu sinh dục).
- Cá cái có 3 lỗ, phía trước là lỗ hậu môn, phía sau là lỗ niệu và ở giữa là lỗ sinh dục.
Bằng cách đơn giản trên đây, khi cần thiết, bạn có thể phân tách riêng cá đực, cá cái trong cả một quần đàn cá.
Có thể bạn quan tâm

Đặc điểm của bệnh là do vi khuẩn Streptococcus là vi khuẩn Gram dương (trong khi đó đa số các loài vi khuẩn gây bệnh cho cá là vi khuẩn Gram âm)

Gần đây nhiều người nuôi thường đặt nhiều câu hỏi liên quan đến việc nuôi ghép cá rô phi và tôm nhằm hạn chế bệnh “gan tụy” (EMS)?

Nuôi ghép cá rô phi trong ao tôm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa hai loài; tận dụng được thức ăn thừa và chất thải hữu cơ trong ao

Xuất phát từ những yêu cầu xây dựng một mô hình nuôi bền vững mang tính an toàn cao, mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính trong ao nuôi tôm

Bà con nuôi tôm ở Trần Đề, Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang ứng dụng quy trình nuôi tôm luân canh với cá rô phi, cá chẻm, cá kèo theo hình thức tuần hoàn khép kín