Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Nhận Biết Cúm Gia Cầm Ở Vật Nuôi

Cách Nhận Biết Cúm Gia Cầm Ở Vật Nuôi
Ngày đăng: 06/06/2013

Trong quá trình chăn nuôi gia cầm, việc lựa chọn thức ăn phù hợp, phương thức cho vật nuôi ăn, cách nhận biết và phòng bệnh để đạt được hiệu quả kinh tế cao luôn là những vấn đề được người chăn nuôi quan tâm.

Ở số báo này, chúng tôi thông tin tới bà con chăn nuôi về cách nhận biết bệnh cúm gia cầm. Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm Tupe A gây nên ở gia cầm, một số loài động vật có vú và cả ở người. Bệnh cúm gia cầm được Tổ chức Thú y thế giới xếp vào danh mục bảng A.

Loài mắc bệnh gồm gà, gà tây, vịt ngan ngỗng, đà điểu và các loài chim... Tỷ lệ vật nuôi chết khác nhau phụ thuộc vào loài vật và độc lực của virus gây bệnh cũng như tuổi mắc và điều kiện môi trường. Trường hợp virus có độc lực cao, gà có thể mắc và chết tới 100%.

Người chăn nuôi cần nắm được những triệu chứng sau để nếu gặp phải sẽ kịp thời nhận biết và xử lý .

Về triệu chứng bệnh: Thời gian nung bệnh từ vài giờ đến vài ngày. Vật nuôi giảm hoạt động và tiêu thụ thức ăn, gầy yếu, tăng số gà ấp ở đàn đang đẻ và giảm sản lượng trứng. Khi bệnh nặng, vật nuôi biểu hiện ho, khó thở và chảy nước mắt, đứng túm tụm một chỗ, lông xù, phù đầu và mặt. Những phần da không có lông bị tím tái, chân bị xuất huyết.

Thêm vào đó, vật nuôi còn có biểu hiện rối loạn thần kinh, ỉa chảy, co giật hoặc đầu ở tư thế không bình thường. Đường lây truyền bệnh chuyển từ con nhiễm bệnh cho con khỏe hoặc thông qua không khí, dụng cụ chăn nuôi, xe cộ, phân rác, thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh. Virus cúm gia cầm dễ dàng phát tán ra môi trường qua chất thải của gia cầm bệnh; truyền từ nơi này đến nơi khác do vận chuyển gia cầm bệnh hoặc mang mầm bệnh, do con người, phương tiện vận chuyển...

Bệnh tích khi gia cầm mắc bệnh như sau: Viêm các xoang trong cơ thể như viêm xoang bụng, có thể viêm dính buồng chứng với xoang bụng; Xuất huyết ở bề mặt niêm mạc và tương mạc nội tạng; Viêm xuất huyết toàn bộ đường tiêu hoá, đặc biệt thấy rõ ở manh tràng, dạ dày tuyến nơi tiếp giáp với mề; Viêm xuất huyết buồng trứng và viêm đường hô hấp trên.

Về loại bệnh này có thể xảy ra quanh năm nhưng xảy ra nhiều hơn khi thời tiết chuyển từ nóng ẩm sang thời tiết lạnh. Ở nước ta, dịch cúm gia cầm cũng thường xảy ra vào thời gian từ cuối mùa thu sang mùa đông.Virus cúm có trong hầu hết các cơ quan nội tạng của gia cầm bị bệnh, kể cả máu, tuỷ xương, nước dãi, phân, lông … Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rõ rệt đến sức đề kháng của virus cúm. Virus thường sống lâu hơn trong tế bào sống hoặc môi trường hữu cơ ở điều kiện lạnh.


Có thể bạn quan tâm

Cần Cải Thiện Nuôi Thủy Sản Ở Đông Nam Á Cần Cải Thiện Nuôi Thủy Sản Ở Đông Nam Á

Trước đây, bột cá rất rẻ và phong phú nên được sử dụng rộng rãi trong nuôi thủy sản. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng giảm nên cần tìm các thành phần khác thay thế để tiết kiệm chi phí và đáp ứng yêu cầu về sinh thái.

16/06/2013
Hiệu Quả Từ Cây Dưa Lê Xen Vụ Ở Hưng Long (Hải Dương) Hiệu Quả Từ Cây Dưa Lê Xen Vụ Ở Hưng Long (Hải Dương)

Đã từ nhiều năm nay, cây dưa lê trồng xen giữa 2 vụ lúa mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình ở xã Hưng Long (Ninh Giang - Hải Dương).

16/06/2013
Cây Chôm Chôm - Hướng Đi Mới Nhiều Triển Vọng Cho Vùng Đất Khó Cây Chôm Chôm - Hướng Đi Mới Nhiều Triển Vọng Cho Vùng Đất Khó

Cây chôm chôm là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở miền Nam nước ta; là loại cây ưa chuộng đất thịt pha cát hay pha sét, tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt; thích hợp với những nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm, lượng mưa phân bố hằng năm khoảng 2.000mm…

17/06/2013
Ông Chủ Mát Tay Với Cam, Quất Ông Chủ Mát Tay Với Cam, Quất

Hơn 30 tuổi, có trong tay gần 2.000 gốc cam và quất, vườn cây ăn quả của anh Vũ Văn Dũng, phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội là địa chỉ cho nhiều ND đến tham quan, học hỏi.

17/06/2013
Tập Huấn Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Sắn Tập Huấn Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Sắn

Sáng 15/6, Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân tổ chức tập huấn phòng trừ bệnh nhện đỏ, chổi rồng và rệp sáp hồng trên cây sắn cho 65 học viên là cán bộ và người dân các xã Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, Cà Lúi, Phước Tân.

17/06/2013