Cách mạng dồn điền đổi thửa cả hệ thống chính trị nhập cuộc

Ở ngoại thành, đa số nông dân dựa vào nông nghiệp.
Vì vậy, thành phố chọn khâu đột phá là dồn điền đổi thửa, từ ruộng đất manh mún dồn lại tạo điều kiện cho các hộ đầu tư vốn, cơ giới hoá để phát triển SX, nâng cao thu nhập.
Tuy nhiên, không chỉ Hà Nội mà nền nông nghiệp cả nước đang phải đối mặt với một số khó khăn như đội ngũ người lao động chưa đáp ứng được nhu cầu SX; lực lượng cán bộ nông nghiệp chưa được đào tạo chuyên sâu, năng suất lao động chỉ đạt khoảng 70% so với các nước khác trong khu vực và 50% so với các nước châu Âu.
Đặc biệt là sau khi đạt được thỏa thuận TPP, hàng hóa các nước đang lăm le tràn vào Việt Nam, nước ta sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn trong vấn đề SX hàng hóa. Bởi thế, thứ nhất là phải nâng cao chất lượng lao động.
Thứ hai là phải tập trung hướng dẫn cho nông dân hợp tác trong SX nông nghiệp, nông dân với nông dân, và nông dân với doanh nghiệp.
Nông dân phải hợp tác với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, để biết SX gì, bán cho ai, SX không bị manh mún.
Đầu tàu phải là các doanh nghiệp trong nước.
Thứ ba là nông dân khó tiếp cận nguồn vốn vay.
Tình trạng tín dụng đen nông thôn không phải là không có nên nó ngốn hết lợi nhuận cũng như cơ hội mở rộng được SX của người nông dân.
Vừa thiếu vốn, vừa lãi suất cao, khó tiếp cận các chương trình vay ưu đãi của Nhà nước nên nông dân gặp nhiều khó khăn.
Đây là vấn đề cơ chế cần phải giải quyết.
Cần bổ sung nguồn quỹ khuyến nông, quỹ hợp tác xã, nâng tổng nguồn quỹ lên khoảng 1.200 tỷ để giải quyết vấn đề nguồn vốn.
Vấn đề thứ tư là xây dựng thương hiệu và an toàn thực phẩm.
Chúng ta chỉ có thể xây dựng thương hiệu khi nông dân được tổ chức thành HTX, khi nông dân gắn với doanh nghiệp.
Nhưng vấn đề nhận diện thương hiệu, bảo vệ thương hiệu để không bị làm giả, trà trộn mới là quan trọng.
Cuối cùng là vấn đề quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém, các ban ngành cần tăng cường công tác xử lý vi phạm.
Phát biểu chỉ đạo cuộc “Tọa đàm bàn tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh SX nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM”, bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 02, nhấn mạnh phải tìm ra giải pháp đồng bộ, khả thi để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của ngành nông nghiệp.
Phải phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng SX hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, bền vững; cung cấp sản phẩm sạch, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, thúc đẩy Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch SX nông nghiệp, xây dựng NTM.
Sở NN-PTNT nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả cao, củng cố, đổi mới, phát triển kinh tế HTX trong tình hình mới.
Cần phát huy thế mạnh của Thủ đô, tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác của cơ quan nghiên cứu khoa học đầu ngành quốc gia, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là ứng dụng cao trong SX nhằm tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả canh tác…
Có thể bạn quan tâm

Không quen biết ngoài đời nhưng đồng cảm trên diễn đàn trồng rau hữu cơ, bốn chàng cử nhân 9X và 8X Hồ Văn Sang, Nguyễn Hồng Thủy, Nguyễn Thanh Phong và Nguyễn Thanh Liêm từ bốn tỉnh thành khác nhau đã khăn gói lên TP Đà Lạt thuê 0,5 ha đất hợp tác trồng rau sạch.

Đến nay, tổng diện tích mô hình trồng lan của anh Trường lên tới trên 2.000m2, vườn lan có vài trăm loài lan rừng như đai trâu, quế lan hương, tam bảo sắc, lan đuôi cáo, lan đuôi sóc... Doanh thu hàng năm vào khoảng 3 tỷ đồng, thu nhập đã trừ chi phí lên tới gần tỷ đồng.

“Trong thời gian làm đại lý bán thức ăn gia súc, tiếp xúc với nhiều ND sở hữu những trang trại có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm tôi đâm ra ham. Tôi quyết định nhượng cửa hàng lại cho con trai cả làm chủ và đấu thầu 1,6ha đất của xã để làm nông nghiệp”- ông Cải nhớ lại.

Tại trong một lần xem chương trình “Sinh ra từ làng” của kênh VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam, thấy trang trại nuôi vịt trời của người nông dân Tô Quang Dần trên hồ Cấm Sơn (Bắc Giang) hay hay, Huy tìm đến thăm mô hình nuôi vịt trời tại Công ty Cổ phần dịch vụ thương mại Thống Nhất tại P. Bắc Sơn, TX Sầm Sơn (Thanh Hóa) để tham khảo.

Ông Thành bảo: “Ở vùng đất “chiêm khê, mùa thối” này, không mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi mà cứ trông vào cây lúa, củ khoai thì khó mà thoát nghèo được”. Ông kể về quá trình gian nan làm kinh tế của mình: Năm 1983, sau khi xuất ngũ trở về, ông lập gia đình.