Cách Làm Cho Đu Đủ Thấp Cây

Những kinh nghiệm này đã được các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam nghiên cứu, thử nghiệm thành công trong những năm gần đây.
Phương pháp ghép đu đủ
- Có 3 loại mắt ghép được chọn ghép cho đu đủ tốt nhất là: mắt ghép lấy từ chồi ngọn của cây con; mắt ghép lấy từ đốt thân bên dưới chồi ngọn cây con có chứa từ 2-3 mầm lá và mắt ghép lấy từ cây mẹ đã cho trái. Sau khi cây đã cho trái, người ta dùng các chất điều hòa sinh trưởng như GA3 hay GA3 + BA phun lên thân giúp cho cây phát triển nhiều chồi non để khai thác mắt ghép.
- Cách ghép: Ngâm hạt trong nước ấm từ 10-12 giờ, để ráo, sau đó gieo hạt trong bầu đất có kích thước 10X15cm để làm cây gốc ghép. Có thể chọn các giống đu đủ thuần của từng địa phương có khả năng thích ứng tốt với điều kiện đất đai, khí hậu và khả năng kháng bệnh cao để làm gốc ghép. Khi cây con có đường kính khoảng 7-10mm là có thể tiến hành ghép được. Dùng dao lam cắt ngang thân cây gốc ghép, chừa lại khoảng 5-7cm, sau đó chẻ dọc thân gốc ghép khoảng 1,5-2cm. Cắt vát chồi ghép theo 3 loại chồi như đã nêu trên rồi ghép vào thân gốc ghép đã chẻ đôi theo kiểu ghép nêm. Có thể dùng dây ghép chuyên dụng tự hủy hoặc dùng kẹp giữ chặt chồi ghép và gốc ghép, để cây nơi thoáng mát, không tưới nước cho đến khi thấy chồi phát triển ở nách lá là cây đã tiếp hợp và sống. Tháo kẹp ra và tưới nước vừa đủ độ ẩm cho cây nhanh phát triển. Tiếp tục chăm sóc bằng cách tưới thêm phân thúc, phòng trừ sâu bệnh cho cây đến khi có khoảng 5-6 lá, cao khoảng 40-50cm, bộ lá đã ổn định thì đem trồng.
Uốn cong cây
Ngoài việc trồng các giống đu đủ lai F1 thấp cây hoặc sử dụng phương pháp ghép ra, người ta còn biết áp dụng kỹ thuật uốn cong để hạ chiều cao cây. Với phương pháp này thì các cây con được trồng trên luống cao 30-40cm, rộng từ 1-1,2m. Khi cây con cao khoảng 30cm thì bắt đầu tiến hành uốn cong cây, làm cho phần thân gần gốc tọa thành một góc khoảng 300 so với mặt luống.
Chú ý: uốn cong từ từ, tránh làm gãy thân, xước vỏ và dùng cọc và dây mềm để buộc cố định cho đến khi cây phát triển ổn định. Với phương pháp này có thể làm cho cây có dạng thấp, ít tốn công chăm sóc, thu hái và đặc biệt có thể tăng được mật độ trồng nên năng suất và lợi nhuận sẽ tăng theo.
Có thể bạn quan tâm

Giống đu đủ Đai Loan là giống đu đủ mới được nhập vào trồng ở nước ta trong thời gian gần đây. Do có nhiều ưu điểm: cây thấp trung bình 1,5-2,5m, sinh trưởng khỏe, ít bị nhiễm bệnh khảm, có ti lệ cây cái cao

Đu đủ là loại cây trồng có giá trị kinh tế khá cao. Tuy nhiên, hạn chế của đu đủ là thường bị bệnh xoắn lá, xoắn đọt, làm cho cây còi cọc không ra trái được. Qua nhiều năm canh tác loại cây này, anh Nguyễn Thành Khải, ở thôn Phú Thạnh, xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn) đã đúc kết được những kinh nghiệm quý.

Bệnh đốm vòng (Papaya Ringspot Virus) còn gọi là bệnh đốm hình nhẫn, là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ, gây trở ngại lớn cho nghề trồng đu đủ ở nước ta. Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, quả đến thân và cuống lá.

Không nên dùng phân hoá học và hạn chế tối đa phân đạm để bón cho đu đủ vì cây dễ bị lốp (tốt lá, xấu quả), dễ hấp dẫn côn trùng, gây ngộ độc cho người tiêu dùng do dư lượng nitrat (NO3) trong quả cao, gây đắng chát, dễ dẫn đến ung thư.

Phát sinh phôi sinh dưỡng từ mô sẹo có nguồn gốc từ lá cây đu đủ (carica papaya L.) là đề tài của nhóm nghiên cứu: Đỗ Bích Ngọc, Bùi Xuân Sơn, Bùi Văn Lệ, Trường đại học khoa học tự nhiên TP.HCM. Kết quả cho thấy mô sẹo từ lá non cây đu đủ tạo phôi khi nuôi cấy trên môi trường MS (murashige and skoog) bổ sung 0,5mg/l BAP (6-benzylaminopurine) và 0,1mg/l NAA (naphthaleneacetic acid).