Cách Chiết Cây Ăn Quả Nhanh Ra Rễ Như Thế Nào?

Chọn thời vụ chiết cành: Chiết cành thường vào vụ xuân tháng 2-4 và vụ thu tháng 8-9. Vụ xuân chiết trước khi cây nhú lộc xuân. Nếu các loại cây rụng lá vào mùa đông, cần chiết sau khi lộc xuân đã trở thành lá bánh tẻ thì tỷ lệ cây sẽ ra rễ nhiều hơn.
Chọn cành và khoanh vỏ: Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2 cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán, tráng nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả ổn định hơn các cành khác. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn. Khoanh vỏ ở vị trí cách cành chẽ (vị chí cành bên, cành chạc 2-3) khoảng 10 cm, vết khoanh dài 4-5 cm được cạo sạch lớp vỏ lụa (lớp tượng tầng sinh vỏ), để khô trong 3-5 ngày bó sẽ ít bị thối cành, liền vỏ.
Chọn vật liệu bó bầu: Dùng đất phù sa, bùn ao (thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình) phơi khô đập nhỏ 50-70% + 50-30% rơm, rạ hoặc rễ bèo khô chặt dài 5-7 cm trộn đều tưới ẩm đạt độ ẩm 75-80% (nắm thành từng nắm không chảy nước qua kẽ ngón tay, còn nguyên dạng khi để trên mặt đất). Loại vật liệu này xốp, nhanh ra rễ, độ liên kết bầu tốt ít bị vỡ khi vận chuyển cành chiết đi xa. Dùng giấy bóng màu đen, tạo màu tối thích hợp với điều kiện sinh lý của bộ rễ sẽ kích thích cành chiết nhanh phát rễ hơn là giấy nilon màu trắng.
Những cây có nhựa mủ khó chiết như: Hồng xiêm, trứng gà, mít… cần chọn cành có đường kính to 1,5-2 cm và nên bôi thêm một số chất kích thích ra rễ sau: Atonic 0,1%; Orgamin 1%; Na 2,4D 100ppm; NAA 100ppm… để khô thuốc trong 10-15 phút sau đó mới bó bầu, cành chiết sẽ nhanh ra rễ hơn, tỷ lệ ra rễ tăng 30-40%.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Văn Dũng - Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Khánh Hòa cho biết, có tình trạng thật giả lẫn lộn trong sản xuất kinh doanh giống cây trồng nhưng công tác quản lý gặp khó khăn.

Hiện nay, nông dân ở ĐBSCL chuẩn bị xuống giống vụ lúa đông xuân 2015 - 2016 trong tình hình thời tiết khá bất thường.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Bình Chánh – Bình Tân, tổ chức lượng giá 03 mô hình cơ giới hóa trên rau với 89 hộ dân tham gia ở các xã Vĩnh Lộc B, Hưng Long, Đa Phước, Qui Đức, Tân Qúi Tây, Phong Phú, Hưng Long, Bình Chánh, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Vĩnh Lộc A.

Anh Trương Ngọc Dũng (35 tuổi) ở xã Bình Thành (Hương Trà - Thừa Thiên Huế) đã tạo dựng cho mình mô hình ươm giống keo tràm, gắn với phát triển kinh tế vùng gò đồi cho thu nhập mỗi năm hơn 4 tỷ đồng.

Đề tài “Kỹ thuật trồng cây hành tím trái vụ trên đất trồng tỏi đem lại hiệu quả kinh tế cao” của 2 tác giả Trần Trung Tiến và Phan Văn Yên (xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) đã đạt giải khuyến khích tại Cuộc thi Sáng tạo khoa học - kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI.