Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Chiết Cây Ăn Quả Nhanh Ra Rễ Như Thế Nào?

Cách Chiết Cây Ăn Quả Nhanh Ra Rễ Như Thế Nào?
Ngày đăng: 14/06/2011

Chọn thời vụ chiết cành: Chiết cành thường vào vụ xuân tháng 2-4 và vụ thu tháng 8-9. Vụ xuân chiết trước khi cây nhú lộc xuân. Nếu các loại cây rụng lá vào mùa đông, cần chiết sau khi lộc xuân đã trở thành lá bánh tẻ thì tỷ lệ cây sẽ ra rễ nhiều hơn.

Chọn cành và khoanh vỏ: Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2 cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán, tráng nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả ổn định hơn các cành khác. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn. Khoanh vỏ ở vị trí cách cành chẽ (vị chí cành bên, cành chạc 2-3) khoảng 10 cm, vết khoanh dài 4-5 cm được cạo sạch lớp vỏ lụa (lớp tượng tầng sinh vỏ), để khô trong 3-5 ngày bó sẽ ít bị thối cành, liền vỏ.

Chọn vật liệu bó bầu: Dùng đất phù sa, bùn ao (thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình) phơi khô đập nhỏ 50-70% + 50-30% rơm, rạ hoặc rễ bèo khô chặt dài 5-7 cm trộn đều tưới ẩm đạt độ ẩm 75-80% (nắm thành từng nắm không chảy nước qua kẽ ngón tay, còn nguyên dạng khi để trên mặt đất). Loại vật liệu này xốp, nhanh ra rễ, độ liên kết bầu tốt ít bị vỡ khi vận chuyển cành chiết đi xa. Dùng giấy bóng màu đen, tạo màu tối thích hợp với điều kiện sinh lý của bộ rễ sẽ kích thích cành chiết nhanh phát rễ hơn là giấy nilon màu trắng.

Những cây có nhựa mủ khó chiết như: Hồng xiêm, trứng gà, mít… cần chọn cành có đường kính to 1,5-2 cm và nên bôi thêm một số chất kích thích ra rễ sau: Atonic 0,1%; Orgamin 1%; Na 2,4D 100ppm; NAA 100ppm… để khô thuốc trong 10-15 phút sau đó mới bó bầu, cành chiết sẽ nhanh ra rễ hơn, tỷ lệ ra rễ tăng 30-40%.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm sản xuất cá song giống của cả nước Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm sản xuất cá song giống của cả nước

Chiều 18/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã tiếp và làm việc với ông Tai Kun Stai, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Sinh học biển Long Điền, Đài Loan.

21/08/2015
Tổng cục Thủy sản triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá Tra Tổng cục Thủy sản triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá Tra

Hiện nay, người tiêu dùng thường lo ngại về an toàn thực phẩm và mong muốn có thông tin nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm cá Tra xuất khẩu, dự án “Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành nông nghiệp và PTNT" (MESMARD-2) đã hỗ trợ Tổng cục Thủy sản xây dựng một ứng dụng phần mềm trên cơ sở nền tảng CSDL báo cáo tiến độ cá tra trước đây.

21/08/2015
Nhiều hạn chế khi áp dụng vietgap trong nuôi trồng thủy sản Nhiều hạn chế khi áp dụng vietgap trong nuôi trồng thủy sản

Bộ NN & PTNT đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt hơn 80% số hộ nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, cho đến nay, việc áp dụng VietGAP tại hộ nuôi thủy sản đang gặp nhiều khó khăn.

21/08/2015
Hiệu quả mô hình nuôi lươn sinh sản Hiệu quả mô hình nuôi lươn sinh sản

Những năm gần đây, mô hình nuôi lươn không bùn trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang rất phổ biến, đa dạng... Đây là một mô hình nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các mô hình khác.

21/08/2015
Cấp phát cá giống cho người dân xã Liên Hợp, Châu Lộc (Nghệ An) Cấp phát cá giống cho người dân xã Liên Hợp, Châu Lộc (Nghệ An)

Ngày 18/8, Trạm khuyến nông Quỳ Hợp (Nghệ An) đã tổ chức cấp phát cá giống cho đồng bào 2 xã nghèo vùng sâu, vùng xa là Liên Hợp và Châu Lộc.

21/08/2015