Cách Chiết Cây Ăn Quả Nhanh Ra Rễ Như Thế Nào?

Chọn thời vụ chiết cành: Chiết cành thường vào vụ xuân tháng 2-4 và vụ thu tháng 8-9. Vụ xuân chiết trước khi cây nhú lộc xuân. Nếu các loại cây rụng lá vào mùa đông, cần chiết sau khi lộc xuân đã trở thành lá bánh tẻ thì tỷ lệ cây sẽ ra rễ nhiều hơn.
Chọn cành và khoanh vỏ: Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2 cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán, tráng nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả ổn định hơn các cành khác. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn. Khoanh vỏ ở vị trí cách cành chẽ (vị chí cành bên, cành chạc 2-3) khoảng 10 cm, vết khoanh dài 4-5 cm được cạo sạch lớp vỏ lụa (lớp tượng tầng sinh vỏ), để khô trong 3-5 ngày bó sẽ ít bị thối cành, liền vỏ.
Chọn vật liệu bó bầu: Dùng đất phù sa, bùn ao (thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình) phơi khô đập nhỏ 50-70% + 50-30% rơm, rạ hoặc rễ bèo khô chặt dài 5-7 cm trộn đều tưới ẩm đạt độ ẩm 75-80% (nắm thành từng nắm không chảy nước qua kẽ ngón tay, còn nguyên dạng khi để trên mặt đất). Loại vật liệu này xốp, nhanh ra rễ, độ liên kết bầu tốt ít bị vỡ khi vận chuyển cành chiết đi xa. Dùng giấy bóng màu đen, tạo màu tối thích hợp với điều kiện sinh lý của bộ rễ sẽ kích thích cành chiết nhanh phát rễ hơn là giấy nilon màu trắng.
Những cây có nhựa mủ khó chiết như: Hồng xiêm, trứng gà, mít… cần chọn cành có đường kính to 1,5-2 cm và nên bôi thêm một số chất kích thích ra rễ sau: Atonic 0,1%; Orgamin 1%; Na 2,4D 100ppm; NAA 100ppm… để khô thuốc trong 10-15 phút sau đó mới bó bầu, cành chiết sẽ nhanh ra rễ hơn, tỷ lệ ra rễ tăng 30-40%.
Có thể bạn quan tâm

Một vùng đất sỏi pha cát cằn cỗi trong mùa khô và úng nước mùa mưa đã hình thành vùng chuyên canh hàng trăm héc ta nhãn trĩu quả. Trái đẹp, cơm dày, giòn và thơm ngọt, Thanh Lương đang thực hiện lộ trình xây dựng thương hiệu cho nhãn tiêu da bò ấp Thanh Bình, Thanh An.

Vĩnh Kim (Tiền Giang) và các xã lân cận từ lâu đã hình thành vùng chuyên canh vú sữa Lò Rèn bậc nhất cả nước. Thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng này gắn liền với địa danh nơi đây, rất được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, những năm gần đây, vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản của Châu Thành lại đang có xu hướng giảm.

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polysciasfructicosa thuộc họ ngũ gia bì. Cây đinh lăng được chúng ta trồng ở chậu hoa hay trong vườn ở trước sân nhà làm cây cảnh. hoặc làm dược liệu quý.

Sau hơn 05 tháng triển khai thí điểm dự án Quốc gia về mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu trong ao nước lợ do Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Khánh Hòa thực hiện, ngày 11/10, hộ nuôi thí điểm đã tiến hành thu hoạch tôm vụ đầu tiên theo mô hình này.

Hai vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung đã được tỉnh phê duyệt thuộc xã Hoà Tân, TP Cà Mau và xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi, quy mô gần 2.000 ha. Ðây được xem là 2 vùng nuôi tạo sự đột phá cho con tôm Cà Mau từ nay đến năm 2015. Tuy nhiên, dù được phê duyệt từ năm 2011 nhưng việc triển khai thực hiện đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì.