Cách bón phân Lâm Thao cho cây cao su

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Cây cao su có tên khoa học là Hévéa brasiliensis thuộc họ Euphorbiaceae (họ thầu dầu). Chu kỳ sống của cây cao su được giới hạn 30 - 40 năm, được chia ra làm 2 thời kỳ:
Thời kỳ kiến thiết cơ bản: thường là 5 - 7 năm tùy theo điều kiện sinh thái và chế độ chăm sóc.
Cuối thời gian này cây có chiều cao từ 8 – 10m, vanh thân ở vị trí cách đất 1m khoảng 50cm và tán cây đã che phủ hầu như toàn bộ diện tích.
Thời kỳ kinh doanh: từ 25 - 30 năm tính từ lúc bắt đầu cạo mủ cho đến khi đốn hạ cây. Trong thời kỳ kinh doanh cây vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ chậm hơn so với thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Cây cao su được trồng trên 2 nhóm đất là đất đỏ, đất xám và theo 2 mô hình đại điền và tiểu điền.
Cao su đại điền được trồng và chăm sóc, bón phân theo quy trình của Tập đoàn Cao su Việt Nam, còn diện tích cao su tiểu điền thì bón phân theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông hoặc các doanh nghiệp sản xuất phân bón chuyên dùng cho cao su.
Hiện nay các tỉnh Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc, cây cao su đang được chú ý phát triển và mở rộng diện tích.
Thời vụ trồng và cơ cấu cây trồng
Thời vụ trồng
Khi đất đủ ẩm thì có thể bắt đầu trồng và trồng vào những ngày thời tiết thuận lợi. Thời vụ trồng ở Tây Nguyên từ ngày 1.5 đến 15.7 hàng năm, ở Đông Nam Bộ nên trồng từ 1.6 đến 31.7 hàng năm.
Mật độ trồng
Tùy theo từng loại đất, địa hình mà bố trí các mật độ cây trồng cho phù hợp. Thông thường áp dụng 3 mật độ chính: 476; 555 và 571 cây/ha với khoảng cách tương ứng: 7 x 3m; 6 x 3m và 7 x 2,5m.
Xen canh
Có thể trồng xen cây hoa màu, cây lương thực (như ngô) cây họ đậu giữa hàng cao su trong 3 năm đầu, để tận dụng đất và tăng thu nhập, kết hợp chống xói mòn và diệt cỏ dại. Chọn cây trồng xen thích hợp sao cho không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây cao su.
Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cao su (kg/ha)
Mật độ trồng cao su trên đất đỏ có thể 555 cây/ha (hoặc 476 hoặc 571 cây/ha), còn trên đất xám 555 cây/ha.
Đối với diện tích trồng mới
Phân hữu cơ: 4.000 -5.000 kg/ha
NPK –S*M1 5.10.3 - 8: 480 - 600kg/ha (hoặc lân nung chảy: 800 - 1.000kg + urê: 80 - 100kg/ha)
Giai đoạn kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh
- Từ năm thứ 1 đến năm thứ 5:
+ Đầu mùa mưa: Bón NPK –S*M1 10.5.5- 9: 500 - 600kg/ha
+ Cuối mùa mưa: Bón NPK –S*M1 10.5.5- 9: 500 - 600kg/ha
+ Cách bón: Rạch đất theo tán lá cây, rải đều phân rồi lấp đất.
- Từ năm thứ 6 đến năm thứ 10:
+ Đầu mùa mưa: Bón NPK – S*M1 10.5.5- 9: 700 - 900kg/ha
+ Cuối mùa mưa: Bón NPK- S*M1 10.5.5- 9: 600 - 800kg/ha
+ Cách bón: Bón theo băng rộng cách gốc cao su 1m, sau khi làm sạch cỏ, xới sâu 5 - 8cm, rải đều phân rồi lấp đất.
- Từ năm thứ 11 đến năm thứ 25:
+ Đầu mùa mưa: Bón NPK- S*M1 10.5.5- 9: 1.000 - 1.200kg/ha
+ Cuối mùa mưa: Bón NPK- S*M1 10.5.5- 9: 800 - 1.000kg/ha
+ Cách bón: Bón theo băng rộng cách gốc cao su 1,5m, sau khi làm sạch cỏ, xới sâu 7 - 10cm, rải đều phân rồi lấp đất.
Chúc bà con trồng cao su đại điền và tiểu điền đạt năng suất mủ cao khi sử dụng phân bón Lâm Thao.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, các nhà máy sản xuất mì trong và ngoài tỉnh Đồng Nai đang mua củ mì tươi của nông dân Đồng Nai với giá 3 ngàn đồng/kg, cân tại bàn cân nhà máy, tăng thêm 400 đồng/kg so với cách đây một tuần. Như vậy giá củ mì tươi năm nay cao hơn 2 lần so với năm 2012. Đây là mức giá tăng cao kỷ lục chưa từng có với củ mì tươi.

Những năm gần đây, nghề nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) ở quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) phát triển mạnh, tạo được việc làm cho nhiều nông dân, góp phần hoàn thành mục tiêu an sinh xã hội.

Diện tích ngô (bắp) chết được phát hiện ở nhiều xã trong huyện An Phú (An Giang) đã lên đến hàng trăm ha... Trong khi đó, nông dân vẫn đơn độc loay hoay trên đống nợ...

Mô hình trồng bưởi Diễn của ông Đặng Văn Túc ở thôn 8, xã Quý Quân (Yên Sơn-Tuyên Quang) đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nơi đây. Ông cũng là người đầu tiên đưa bưởi Diễn về trồng ở đất này.

Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng phối hợp Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu & phát triển ĐBSCL (Trường ĐH Cần Thơ)… SX thử nghiệm một số giống lúa mới trên vùng đất nhiễm mặn, bước đầu đạt kết quả khả quan.