Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Cách Bón Phân Cho Lúa Mùa

Cách Bón Phân Cho Lúa Mùa
Ngày đăng: 19/07/2013

Phân bón gốc cho cây trồng là những loại phân thuộc nhóm khó tiêu (sau khi được bón vào đất, phân cần phân giải thành chất dễ tiêu thì cây trồng mới hấp thu được).

Quá trình phân giải này nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết (độ ẩm và nhiệt độ). Độ ẩm, nhiệt độ càng cao quá trình phân giải phân càng thuận lợi và diễn ra nhanh hơn dẫn tới cây trồng hấp thu phân bón được sớm hơn.

Ngược lại, nếu độ ẩm và nhiệt độ càng thấp, quá trình phân giải chậm dẫn tới cây trồng lâu có dinh dưỡng để hấp thu. Điều này đồng nghĩa với việc bón phân cho lúa vụ mùa sẽ nhanh thấy kết quả hơn ở vụ xuân.

Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng phân bón cho lúa mùa, nông dân cần phải theo dõi và quan sát kỹ diễn biến thời tiết diễn ra trong cả vụ cũng như thời điểm bón để điều chỉnh, chọn lựa loại NPK hay phân đơn cho hợp lý:

+ Đối với bón lót: Nếu lúc cày bừa làm đất cấy lúa vụ mùa gặp thời tiết có mưa to, thậm chí phải tháo nước đi mới gieo cấy được hoặc thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài, nhiệt độ ban ngày trên 36oC thì cần ưu tiên sử dụng phân hỗn hợp NPK các loại để bón mà không bón phân đơn nhằm mục đích tránh thất thoát phân bón nhất là nguyên tố đạm.

Nếu thời tiết ở thời điểm bón lót luôn ôn hòa thuận lợi thì có thể sử dụng phân đơn để bón sao cho cân đối và hiệu quả (bón phân vùi sâu 6-8cm vào đất).

+ Bón thúc đẻ nhánh: Căn cứ vào diễn biến thời tiết cũng như thời điểm bón lót: Bón phân đơn nếu thời tiết mưa thuận gió hòa. Được như vậy, cây lúa sẽ nhanh có dinh dưỡng để hấp thu làm cho lúa đẻ nhánh nhanh và tập trung ngay giai đoạn đầu của quá trình đẻ nhánh làm tăng số bông hữu hiệu và tăng năng suất sau này. Nếu thời điểm này có mưa kéo dài hoặc nắng nóng kéo dài thì cũng lại sử dụng phân NPK để bón thúc đẻ.

* Lưu ý: Nếu sử dụng phân hỗn hợp NPK bón cho lúa đẻ nhánh cần bón sớm hơn so với bón phân đơn vì phân hỗn hợp phân giải chậm hơn phân đơn (bón vào lúc lúa có 3 lá thật đối với lúa gieo thẳng và bén rễ hồi xanh đối với lúa cấy mạ dược).

+ Bón thúc đòng: Không nên sử dụng phân hỗn hợp NPK để bón cho lúa mùa giai đoạn này vì một số đặc điểm: Tầng đất canh tác lúc này đã chai cứng, khả năng thẩm thấu và phân giải của các viên phân hỗn hợp rất khó và chậm.

Cây lúa hút dinh dưỡng giai đoạn này cũng không nhanh bằng giai đoạn lúa còn con gái do bộ rễ đã ăn sâu. Hơn thế, cây lúa giai đoạn này cũng không cần lân nữa. Nên sử dụng các loại phân đơn (đạm và kali) để bón theo tỷ lệ thích hợp (trông cây mà bón) sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

+ Bón nuôi hạt: Cây lúa từ thời kỳ trổ bông đến thu hoạch có thời gian là 1 tháng - là thời gian huy động tất cả nguồn dinh dưỡng từ rễ, thân, lá đòng về bông để làm hạt. Năng suất lúa cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn này nhất là các giống lúa lai (lúa lai từ trổ bông đến thu hoạch hút kali cao gấp 2 lần lúa thuần).

Vì vậy muốn có năng suất cao, nông dân cần phải tiến hành bón phân cho lúa vào giai đoạn này. Tốt nhất nên sử dụng các loại phân kalisunphát (K2SO4) hay còn gọi là kali trắng phun trực tiếp trên bông lúc lúa thấp thoi trỗ hoặc sau trổ 1 tuần với liều lượng 2lạng/2bình phun/lần/sào.


Có thể bạn quan tâm

Cách Phát Hiện Nguyên Nhân Gây Bệnh Thối Thân Cây Lúa Cách Phát Hiện Nguyên Nhân Gây Bệnh Thối Thân Cây Lúa

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Bình Định đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh thối thân ở cây lúa. Từ kết quả thu thập được, Chi cục cũng đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

30/04/2014
Rút Ngắn Thời Gian Canh Tác Lúa Rút Ngắn Thời Gian Canh Tác Lúa

Anh Mai Thanh Thuộc ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), thành viên TTF của Cty Tân Thành cho biết, do ruộng của anh canh tác vào thời điểm chính vụ nên khi thu hoạch vào đầu mùa mưa, cuối tháng 6/2014. Đầu vụ trục trặc nhân công trong khâu làm đất, lúa của anh sạ sau các ruộng bên cạnh từ 4 - 5 ngày.

10/08/2014
Biện Pháp Tăng Hiệu Quả Sử Dụng Đất Lúa Biện Pháp Tăng Hiệu Quả Sử Dụng Đất Lúa

Năng suất, sản lượng lúa gạo của Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2013, Việt Nam XK gần 7 triệu tấn gạo. Dự kiến năm 2014 có thể xuất 7,2 triệu tấn gạo. Tuy vậy, nông dân nhiều nơi than phiền là giá lúa thấp và rất bấp bênh, làm lúa không có lời, hoặc lời ít...

10/08/2014
Bón Thúc Cho Lúa Đẻ Nhánh Ở Vụ Xuân Bón Thúc Cho Lúa Đẻ Nhánh Ở Vụ Xuân

Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cây lúa trải qua các giai đoạn: Mạ, đẻ nhánh, làm đòng và trỗ chín, trong đó giai đoạn đẻ nhánh giữ một vai trò quan trọng nhất quyết định năng suất chất lượng vụ lúa.

03/03/2014
Bón Phân Văn Điển Tại Vùng Đất Nhiễm Mặn Bón Phân Văn Điển Tại Vùng Đất Nhiễm Mặn

Tại vùng Kim Sơn (Ninh Bình) có khoảng 10.000ha đồng ruộng bị xâm nhập mặn với độ 3-7 ‰, đặc biệt các vùng bị xâm nhập mặn do bão phá đê biển vào các năm trước, tại đây lúa thu hoạch rất thất thường, nhiều vụ mất trắng, hoặc cho năng suất rất thấp.

10/03/2014