Các Vùng Chuyên Canh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế - Xã Hội Cao

Trên cơ sở xác định 7 loại trái cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh cần qui hoạch phát triển: xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, sầu riêng Ngũ Hiệp, dứa (khóm) Tân Phước, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo, sơ ri Gò Công, Tiền Giang đã mở rộng vùng trồng chuyên canh lên gần 33.000 ha cho sản lượng mỗi năm gần 640.000 tấn trái, trong đó có vùng trồng chuyên canh xoài trên địa bàn các huyện vùng ngập lũ phía Tây: Cái Bè, Cai Lậy trên 4.600 ha cho sản lượng mỗi năm gần 161.000 tấn trái.
Cùng với mở rộng diện tích vườn chuyên canh, tỉnh coi trọng việc nâng chất lượng nông sản thông qua chuyển giao kỹ thuật thâm canh, tỉa cành, tạo tán, áp dụng qui trình sản xuất theo tiêu chí VietGAP, cải thiện chất lượng giống cây ăn quả..., nhờ vậy, nhà vườn nâng thu nhập từ vườn cây ăn trái chuyên canh lên 100 đến 200 triệu đồng/ha/năm. Những hộ làm vườn giỏi, xử lý cho trái mùa nghịch "trúng mùa, trúng giá" có thể đạt lợi nhuận 500 triệu đồng/ha/năm.
Tính chung, thu nhập từ vườn trồng cây ăn trái đặc sản cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa năng suất cao. Tỉnh thành lâp được 43 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 17 hợp tác xã chuyên sản xuất, tiêu thụ trái cây và có 2 hợp tác xã có sản phẩm trái cây đạt tiêu chí Global GAP, VietGAP là HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Châu Thành) và HTX khóm Quyết Thắng (Tân Phước).
Nhờ xây dựng những vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản giúp các địa bàn vùng nông thôn sâu như Tam Bình, Long Trung (Cai Lậy), Bàn Long, Phú Phong, Kim Sơn (Châu Thành), vùng Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước),... thay đổi nhanh, trở thành điểm sáng về kinh tế - xã hội. Hiện nay, tỉnh đã đăng ký bảo hộ 7 nhãn hiệu tập thể về sản phẩm trái cây đặc sản: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, khóm Tân Lập (Tân Phước), thanh long Chợ Gạo, sơ ri Gò Công, bưởi lông Cổ Cò và sầu riêng Ngũ Hiệp.
Có thể bạn quan tâm

Đây là phần chính trong nội dung thông tư 47/2013/BNN-PTNT của Bộ NN-PTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp với nuôi trồng thủy sản trên đất lúa. Thời gian có hiệu lực là từ ngày 1-1-2014.

Ngày 16-11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ Tiền Giang tổ chức Hội nghị triển khai dự án trồng 5.000 ha ca cao trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với 100 đại biểu tham gia.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người trồng mía, giúp bà con có điều kiện đầu tư tái sản xuất trong vụ tới, 14/11/2013, Công ty mía đường Trà Vinh tổ chức triển khai chính sách đầu tư, hỗ trợ cho nông dân trồng mía niên vụ 2014 - 2015 ở huyện Tiểu Cần. Chính sách này cũng được áp dụng cho các vùng nguyên liệu mía trên địa bàn toàn tỉnh Trà Vinh.

Ngoài việc tiếp tục trồng cây ca cao xen canh với vườn dừa, vườn điều, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) cũng xem xét chuyển đổi một số diện tích cà phê già cỗi ở các tỉnh Tây Nguyên sang cây ca cao.

Xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có diện tích vườn cây ăn trái 480ha, trong đó cây nhãn hơn 90ha. Diện tích nhãn này trước đây đều bị bệnh chổi rồng thiệt hại năng suất từ 30-100%. Nhờ ứng dụng hiệu quả kỹ thuật phòng chống bệnh nên năm nay phần lớn vườn nhãn ở xã đều khỏi bệnh từ 80-95%.