Các thuật ngữ trên bao bì phân bón

Ngày nay phân vô cơ sử dụng cho cây trồng chiếm trên 95% tổng lượng dinh dưỡng. Việc xuất hiện nhiều chủng loại từ phân đơn, phân hỗn hợp, phân đa dinh dưỡng, phân trung lượng, phân vi lượng trên thị trường và việc ghi bằng thuật ngữ khoa học trên các vỏ bao sản phẩm thường "đánh đố" nông dân.
Bởi vậy, hiểu biết các thuật ngữ sẽ giúp ích cho việc lựa chọn sử dụng hiệu quả các loại phân bón.
Phân hóa học, phân khoáng gọi chung là phân vô cơ là những hợp chất ở dạng hóa học chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Các loại phân hóa học thường dùng là phân đạm, phân supe lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân trung lượng, vi lượng. Phân khoáng là các loại phân như lân nung chảy, vôi và một số loại phân không chế biến theo công nghệ hóa học.
Phân đạm (phân bón chứa đạm)
Là tên chung gọi các loại phân đơn cung cấp chất đạm được ký hiệu là N. Các loại phân thường dùng:
- Urê: Công thức hóa học [CO(Np)2] chứa 44 - 48% N nguyên chất là loại phân có tỷ lệ N cao nhất được dùng phổ biến hiện nay, có loại tinh thể, có loại dạng viên màu trắng, màu vàng, màu xanh không mùi dễ hút ẩm.
Trong quá trình SX urê thường tạo thành chất Biurê [NpNH)CO2)] là một chất độc hại với cây trồng. Tỷ lệ Biurê trong phân urê không được quá 3% trên các bao bì thường ghi tỷ lệ % N trung bình là 46% đạm nguyên chất.
- Đạm sunphat (công thức hóa học [(NH4)2SO4] còn gọi là phân SA chứa 20 - 21% N và 23% S (S là ký hiệu chất lưu huỳnh) dạng tinh thể mịn màu trắng ngà hoặc xám xanh có mùi amôniăc vị mặn và hơi chua dễ hút ẩm.
Phân lân (phân chứa lân được ký hiệu là P)
Phân lân có 2 loại là phân lân tự nhiên như Apatiit, Phosphorit và phân lân chế tạo công nghiệp (supe lân, lân nung chảy).
Hàm lượng lân nguyên chất (lân dễ tiêu cây trồng hấp thu dễ dàng) được tính dưới dạng P2O5 và được ghi trên bao bì là tỷ lệ % P2O5. Các dạng phân lân tự nhiên như Apatit, Phosphorit hàm lượng lân dễ tiêu rất ít nên thường ít được sử dụng.
- Phân supe lân (công thức hóa học Ca(pPO4) pO được SX theo công nghệ axít, hàm lượng lân dễ tiêu P2O5 từ 15 - 17% và 11 -12% S, phân ở dạng bột màu xám mùi chua dễ hút ẩm, phân có phản ứng chua nên khi bón cần phối hợp với bón vôi.
- Phân lân nung chảy còn gọi là phosphatcanximagie (FMP), ở nước ta phân được SX đầu tiên ở nhà máy lân Văn Điển (nên cũng gọi là lân Văn Điển).
Lân nung chảy Văn Điển được SX theo công nghệ nhiệt cho nên đây là loại phân khoáng, công thức cấu tạo: [3(3MgO. 3CaO. SiO2. P2O5. CaF) + 6pO] phân được ghi ở trên các mặt sau của vỏ bao thành phần dinh dưỡng lân dễ tiêu (P2O5) 15 - 17%, Canxi (CaO) 28 - 34%, Magie (MgO) 15 - 18%, silic (SiO2) 24 - 30% và các chất vi lượng sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), coban (CO)… dạng bột rời màu xanh xám hoặc dạng hạt có kích thước < 1mm
Phân dễ tan trong axít yếu, tan tốt trong dịch chua do dễ cây tiết ra, sử dụng tốt trên tất cả các loại đất đặc biệt trên đất chua phèn, đất gò đồi thì hiệu quả lân nung chảy Văn Điển rất cao.
Phân kali (phân chứa kali)
Được ký hiệu là K, hàm lượng kali nguyên chất trong phân được tính dưới dạng K2O và ghi trên vỏ bao bì tỷ lệ % K2O.
Các loại phân kali thông dụng trên thị trường hiện nay là: Kaliclorua (KCl) còn gọi là Muriate of potash, viết tắt trên bao bì là MOP chứa 50 - 62% K2O dạng bột màu hồng như muối ớt có loại màu trắng như muối dễ hút ẩm, dễ vón cục; là loại phân sinh lý chua bón liên tục nhiều vụ cần bón thêm vôi hoặc phân nung chảy.
Phân kali sunfat (K2SO4) còn gọi là sunfat of potash, viết tắt trên bao bì là SOP chứa 45 - 50% K2O và 18% S dạng tinh thể mịn màu trắng ít hút ẩm, ít vón cục, là loại phân sinh lý chua dùng liên tục nhiều vụ sẽ làm tăng độ chua cho đất.
Phân bón trung lượng
Canxi (vôi) công thức hóa học là (CaO) viết tắt là (Ca) thường được ghi trên bao bì tỷ lệ % CaO hoặc Ca+2.
Canxi có nhiều trong vôi tôi, vỏ ốc, vỏ sò, san hô, phân lân nung chảy chứa 28-30% CaO. Canxi là chất dinh dưỡng của cây, đồng thời cải tạo đất khử độ chua, tăng sức kháng bệnh cho cây trồng.
Magie công thức hóa học là (MgO) viết tắt là (Mg) thường được ghi trên bao bì tỷ lệ % MgO hoặc Mg.
Magie được SX công nghiệp có nhiều trong phân lân nung chảy Văn Điển từ 15 - 18%. Magie là chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hình thành diệp lục, quang hợp tổng hợp chất dinh dưỡng trong cây.
Silic công thức hóa học (SiO2) viết tắt là (Si) thường được ghi tỷ lệ % SiO2 trên bao bì, silic trong phân lân nung chảy Văn Điển chiếm 24-32%, silic có vai trò đặc biệt quan trọng đối với một số loại cây trồng như lúa, ngô, mía, dứa...
Lưu huỳnh ký hiệu là (S) thường được ghi tỷ lệ % S trên bao bì, S có trong nhiều loại phân bón như trong phân supe lân, phân đạm SA, trong các loại phân hỗn hợp.
Phân bón vi lượng (TE)
Gồm 6 chất dinh dưỡng chính là kẽm (Z), bo (B), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), molipden (Mo). Thường được ghi trên bao bì với hàm lượng là ppm hoặc tỷ lệ %. Nhiều loại phân bón ghi chung chung chỉ có TE không có tỷ lệ % hoặc ppm.
Phân hỗn hợp (phân NPK + trung vi lượng)
Phân hỗn hợp là do hai hay nhiều loại phân đơn trộn chung bằng phương pháp cơ học hoặc phức hợp dạng 1 hạt, ngoài các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K có loại thêm Ca, Mg, S hoặc vi lượng (TE).
Phân PK: Trộn supe lân với KCl theo tỷ lệ 0:1:3 (55% supe lân và 45% KCl) hoặc 0:1:2 (65% supe lân và 32-35% KCl). Loại tỷ lệ 0:1:2 chứa 5,8% P2O5 và 11,75% K2O được ghi trên bao bì tỷ lệ % P2O5 và tỷ lệ % K2O.
- Phân Diamophos: Còn gọi là phân (DAP) công thức hóa học là (NH4HPO4) được trộn supe lân kép với sunfat amon. DAP ghi trên bao bì là 46% P2O5 và 18% N. DAP chỉ có 2 thành phần dinh dưỡng là N và P.
TE là chữ viết tắt của 2 từ tiếng Anh "Trail Elementary", có nghĩa là nguyên tố vi lượng, chỉ có vết trong phân tích hóa học, không cân đo được bằng lượng.
TE chỉ có ý nghĩa và tác dụng khi được ghi là chất vi lượng gì và hàm lượng dinh dưỡng có bao nhiêu ppm hoặc tỷ lệ % là bao nhiêu của từng nguyên tố vi lượng.
Phân NPK + TE hiện nay có rất nhiều loại phân hỗn hợp NPK với nhiều tỷ lệ khác nhau có loại trộn thêm một vài yếu tố trung lượng như canxi, magie hoặc S thường được ghi trên bao bì.
Ví dụ như: NPK 16.16.8+13S có nghĩa là loại phân này có 16% N, 16% P2O5, 8% K2O và 13% S, hoặc loại phân NPK 16.10.6+2,5 (CaO + MgO) ghi trên bao bì như vậy có nghĩa là loại phân này có 16% N, 10% P2O5, 6% K2O và 2,5% canxi và magie, hoặc loại phân NPK 12.12.5+TE được ghi trên bao bì như vậy có nghĩa là loại phân này có 12% N, 12% P2O5, 5% K2O và (TE).
Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển là phân hỗn hợp từ 4 loại: đạm urê, lân Văn Điển, kaliclorua và lưu huỳnh. Trong đó lân Văn Điển là phân khoáng thiên nhiên đa chất dinh dưỡng.
Phân ĐYT NPK Văn Điển có 13 chất dinh dưỡng gồm đa lượng, NPK, trung lượng Canxi, Magie, silic, lưu huỳnh và vi lượng là sắt, kẽm, đồng, mangan, bo, coban là loại phân đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng nhất hiện nay.
Trên vỏ bao bì phân ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển được ghi cụ thể thành phần dinh dưỡng N = 12%, P2O5 = 8%, K2O = 12%, CaO = 8%, MgO = 6%, SiO2 = 9%, S = 6% và các chất vi lượng Zn, B, Cu, Co, Mn… hoặc loại phân bón ĐYT NPK 16.6.16 Văn Điển trên vỏ bao ghi là N = 16%, P2O5 = 6%, K2O = 16%, CaO = 6%, MgO = 6%, SiO2 = 8%, S = 6% và các chất vi lượng Zn, B, Cu, Co, Mn…
Như vậy, tỷ lệ % của các yếu tố dinh dưỡng càng cao thì hàm lượng nguyên chất của chất ấy cũng cao và ngược lại tỷ lệ % thấp thì hàm lượng nguyên chất của chất dinh dưỡng ấy cũng thấp.
Bà con nông dân khi lựa chọn phân bón sau khi đã chọn thương hiệu nổi tiếng thì căn cứ vào những chú dẫn về tỷ lệ % của các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng được ghi trên vỏ bao của mỗi chất để xác định đúng chủng loại mà mình có nhu cầu.
Không mua các loại phân ghi hàm lượng dinh dưỡng không rõ ràng, nhập nhèm, tỷ lệ % yếu tố dinh dưỡng quá thấp nhằm tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Thạnh Phú (Bến Tre) hiện có 1.326ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng khoảng 1.000ha, còn lại là diện tích nuôi tôm sú. Nhiều nông dân nuôi tôm đã thu lãi cao từ vài trăm triệu đồng trở lên.

Mô hình luân canh 1 vụ tôm – một vụ lúa đã phát huy hiệu quả trong thời điểm môi trường ao nuôi, vùng nuôi tôm nước lợ gặp khó khăn. “Thất tôm-nhờ lúa” đã được chứng minh qua vụ nuôi năm 2011, 2012 vừa qua ở Sóc Trăng. Tuy lợi nhuận từ trồng lúa không thể sánh với nuôi tôm, nhưng cái được lớn nhất là giữ vững vùng nuôi an toàn, bền vững.

Tại một số tỉnh ở ĐBSCL xảy ra tình trạng nơi thì dư thừa cá tra nguyên liệu, nơi đủ và có nơi lại thiếu trầm trọng. Tuy nhiên, một điểm chung là các địa phương đều khó khăn trong việc thiếu số liệu chính xác về nguyên liệu cá tra.

Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, bệnh LMLM gia súc đã xảy ra tại huyện Cát Tiên và huyện Đơn Dương làm 431 con trâu bò của 137 hộ và 13 con heo của 6 hộ dân bị nhiễm. Cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy 30 con trâu bò (đã chết) và 45 con heo (13 con mắc bệnh và 32 con nuôi cùng chuồng).