Các Mô Hình Trồng Rau An Toàn Góp Phần Đổi Mới Tư Duy Sản Xuất

Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, năm 2014 này Chi cục Quản lí chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (QLCLNLS&TS) tỉnh tiếp tục tham mưu, đề xuất với tỉnh hỗ trợ bà con nông dân ở một số địa phương các mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình sản xuất rau VietGAP.
Đồng chí Phạm Đức Tuấn, Phó Chi cục Trưởng Chi cục QLCLNLS&TS tỉnh cho biết, những năm qua, việc xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm có nguồn gốc từ rau không an toàn đã trở thành nỗi lo của toàn xã hội.
Vì vậy, việc tổ chức quản lý, thực hiện các mô hình sản xuất rau theo hướng an toàn là rất cần thiết. Các mô hình ngoài việc đem lại hiệu quả kinh tế, sẽ hướng đến mục đích tuyên truyền thay đổi nhận thức và tập quán canh tác cũ, sản xuất bền vững.
Trên cơ sở đó, tiếp nối thành công từ các mô hình năm trước, năm 2014 Chi cục tiếp tục triển khai hỗ trợ xã Yên Thành (Quang Bình) mô hình hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn vụ Đông và mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên). Hai địa phương được lựa chọn hỗ trợ có các điều kiện để phát triển sản xuất rau hàng hóa như: Đất đai, giao thông, thị trường, nhân lực, tư duy sản xuất của người dân...
Thông qua các mô hình, 10 hộ hội viên phụ nữ tại các thôn Yên Thành, Yên Thượng, xã Yên Thành được hỗ trợ trồng 2,5ha rau vụ Đông; 10 hộ nông dân tại tổ 7, thị trấn Việt Lâm được hỗ trợ trồng diện tích 5ha rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
Các mô hình sẽ được triển khai hỗ trợ theo hình thức Nhà nước hỗ trợ một phần, người dân đối ứng một phần kinh phí thực hiện. Để thực hiện các mô hình sản xuất trên, ngay từ giữa năm nay, Chi cục QLCLNLS&TS phối hợp với các địa phương tổ chức khảo sát xây dựng mô hình, thẩm định, phê duyệt đề án. Tiếp đó, tổ chức tập huấn quy trình sản xuất; chỉ đạo làm đất, cấp giống, vật tư và chỉ đạo gieo trồng vụ Đông.
Quá trình triển khai, Chi cục cũng sẽ phối hợp giám sát thực hiện mô hình và sẽ thực hiện nghiệm thu và tổng kết các mô hình ngay trong năm nay.
Theo Chi cục QLCLNLS&TS cho biết, các mô hình ở Yên Thành và thị trấn Việt Lâm sẽ thực hiện đúng theo các giải pháp về giống, vật tư, quy trình kỹ thuật an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp. Các mô hình sử dụng các giống rau như: Su hào, bắp cải và các loại rau cải, súp lơ xanh.
Các giống có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất; Sử dụng phân bón hữu cơ đảm bảo an toàn chất lượng, không sử dụng phân tươi, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ; Phòng sâu, bệnh hại trước khi gieo trồng bằng vôi bột và thuốc xử lý đất; Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và lựa chọn loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn để sử dụng...
Hiện nay, các Mô hình hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn vụ Đông ở Yên Thành và Mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP ở thị trấn Việt Lâm đang được triển khai thực hiện và được người dân phấn khởi đón nhận. Các mô hình đang được theo dõi một cách tích cực của các đơn vị triển khai.
Trên cơ sở đó, theo Chi cục QLCLNLS&TS, mục đích hướng tới của các mô hình trên nhằm hướng tới việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho người dân khi sản xuất rau hàng hoá, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, hướng tới nền nông nghiệp sạch, bền vững.
Đồng thời, góp phần mở rộng vùng sản xuất rau an toàn trong tỉnh, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng hệ số sử dụng đất và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Các mô hình được triển khai còn là mô hình để người dân tham quan, học tập.
Nguồn bài viết: http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=32381&CatID=150&MN=26
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, nông dân trồng bưởi Năm roi, bưởi da xanh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang lao đao vì sâu đục trái hoành hành làm vườn bưởi bị thất thu.

Hiện nay, ở các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Ô Môn, Thốt Nốt (TP Cần Thơ) đang phát triển mô hình nuôi cá trê lai cho hiệu quả kinh tế cao

Hiện nay, các vùng nuôi tôm đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ nhưng giá tôm nguyên liệu liên tục giảm, trong khi các chi phí đầu vào, rủi ro dịch bệnh tăng cao khiến cho người nuôi tôm gặp khó khăn.

Do tình hình thực phẩm khan hiếm, giá cả leo thang nên chưa bao giờ, người chăn nuôi lại có lãi như hiện nay. Có ông chủ trang trại còn sướng rân khoe: Chỉ một năm trúng miếng như năm nay, đã bằng cả chục năm ngụp lặn với nghiệp trang trại

“Trúng mùa mất giá”, hay “đụng hàng dội chợ” là những điệp khúc mà người nông dân luôn phải đối mặt. Để né tranh diệp khúc này, nhiều nông dân trồng cây ăn trái đã tìm hướng đi mới cho mình bằng cách xử lý cho cây ra trái vụ nghịch, mục đích bán được giá cao và nông dân trồng chôm chôm java Nguyễn Văn Sum ấp Phụng Đức A, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách đã thành công trong việc xử lý cho cây chôm chôm ra trái vụ nghịch. Năng suất đạt trên 6 tấn thu lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng.