Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các hộ chăn nuôi chuẩn bị Tết Nguyên đán

Các hộ chăn nuôi chuẩn bị Tết Nguyên đán
Ngày đăng: 06/11/2015

Chọn con giống tốt, chủ động vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh là những công việc được các hộ chăn nuôi tích cực chuẩn bị.

Chị Nguyễn Thị Phượng chăm sóc đàn gà giống

Chuồng hơn 100 con gà mái được gia đình chị Nguyễn Thị Phượng - thôn Thiện An, xã Thiện Nghiệp - TP.

Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận canh tác để phục vụ hoạt động cung cấp con giống ra thị trường.

Trước đây, mỗi giống gà con hơn nửa tháng tuổi được gia đình chị bán ra thị trường với giá 30.000 đồng.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 9 Âm lịch, gia đình chị đã bắt đầu ngưng sản xuất gà giống và tập trung toàn bộ để canh tác gà thịt, đón đầu nhu cầu tiêu dùng trong dịp cuối năm.

Hiện nay, 100 con gà thịt 15 ngày tuổi đang phát triển rất tốt.

“Để lứa gà này xuất chuồng đúng vào dịp tháng Chạp, gia đình đang tập trung các biện pháp phòng trừ dịch bệnh bằng cách vệ sinh chuồng trại và tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh.

Ngoài ra, những tháng cuối năm khi thời tiết chuyển bấc thì tôi cũng liên tục chong đèn để giữ nhiệt độ cho đàn gà phát triển tốt” - chị Nguyễn Thị Phượng cho biết thêm.

Thời điểm này, không chỉ gà mà hầu hết các loài gia súc, gia cầm khác đều được hộ chăn nuôi tái đàn để đón tết.

Theo chu kỳ thời gian, để đàn gà từ lúc mới thả đến khi xuất bán là gần 4 tháng, thời gian này ở đàn heo là hơn 3 tháng.

Chính vì vậy mà lúc này, người chăn nuôi đã gần như hoàn tất công đoạn xuống giống.

Không giống như những thời điểm khác trong năm, dịp chăn nuôi tết là thời gian người nông dân xuống giống với số lượng lớn, thế nên công tác chọn giống nuôi hết sức quan trọng để đảm bảo chất lượng đầu ra.

Hiện nay, giống heo được nhiều người chăn nuôi tại Phan Thiết tin dùng đó là các trại giống tại Thiện Nghiệp, nơi cung cấp heo con cho nhiều địa phương chăn nuôi trong thành phố và các xã lân cận.

Riêng giống gà được bà con chọn nuôi là giống gà ta, có thời gian nuôi gần 4 tháng và chất lượng thịt được người tiêu dùng ưa chuộng.

Song song với công tác chọn giống thì hoạt động vệ sinh chuồng trại và phòng chống dịch bệnh được cơ quan chức năng và người chăn nuôi đặc biệt quan tâm.

Vào những tháng cuối năm, thời tiết thường xuyên chuyển lạnh, mưa bão thất thường dễ làm phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh và kịp thời phát hiện, dập tắt các ổ dịch có thể xảy ra, UBND TP.

Phan Thiết vừa có công văn chỉ đạo tăng cường công tác phòng dịch, như củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn; xây dựng kế hoạch phòng chống dịch giai đoạn cuối năm 2015.

Trong quý 4 năm nay, cơ quan chức năng của thành phố sẽ triển khai tháng “Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi”.

Đối với các cơ sở giết mổ gia cầm, tăng cường phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực lân cận, không để hoạt động giết mổ làm ảnh hưởng, gây ra dịch bệnh.

Ban quản lý các chợ phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm đối với các hộ kinh doanh, buôn bán thịt gia súc gia cầm và các sản phẩm trứng.

Mới đây nhất, Phòng Kinh tế thành phố Phan Thiết đã mua hơn 95.000 liều vắc xin H5N1 Navet-vifluvac với số tiền là 34.200.000đ để triển khai công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm trên địa bàn.

Đồng thời, tiếp nhận và phân phối 600 lít thuốc sát trùng Benkocid cho 10 phường, xã có chăn nuôi gia súc, gia cầm để thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi.

Với những sự chuẩn bị khá chu đáo về con giống và vệ sinh phòng dịch, người nông dân đặt hy vọng khá nhiều vào lứa gia súc, gia cầm dịp cuối năm sẽ phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu trên thị trường và mang lại thu nhập cho gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Gần 1.000 Tỷ Đồng Cho Gần 1.000 Tỷ Đồng Cho "Cánh Đồng Lớn Theo Chuỗi Liên Kết Giá Trị Lúa Gạo”

NCB mong muốn thông qua gói vay ưu đãi 980 tỷ trong dự án “Cánh đồng lớn theo chuỗi liên kết giá trị lúa gạo” góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn thiết thực, hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi lãi suất từ Chính phủ, đặc biệt tại khu vực Tây Nam Bộ.

30/12/2014
Đào Nhật Tân Nở Sớm, Quất Tứ Liên Chết Khô Đào Nhật Tân Nở Sớm, Quất Tứ Liên Chết Khô

Do thời tiết bất thuận, ban đêm trời lạnh, có sương muối, ban ngày trời nắng, nhiệt độ cao kéo dài cả tháng nên đào đã bắt đầu đâm nụ, trổ hoa trong khi quất lại bị thối rễ làm quả vàng và rụng, cây héo, chết hàng loạt.

30/12/2014
“Bốc Thuốc” Cho Triệu Người Trồng Chè Lời Giải Của Ông Viện Trưởng “Bốc Thuốc” Cho Triệu Người Trồng Chè Lời Giải Của Ông Viện Trưởng

Mỗi năm ngủ nghỉ từ 3-4 tháng. Nặng nhất là hái thì bây giờ máy móc hết rồi. Một ha hái trong vòng một ngày là xong. Đầu tư không nhiều mà thời gian thu hoạch lại lâu, giá cả ổn định. Mỗi năm túc tắc cũng kiếm vài ba chục triệu mỗi ha. Ai dại gì mà bán”, người trồng chè ở Văn Chấn nói thế. Chắc chắn họ đã tìm ra “đáp án” của bài toán cây chè.

30/12/2014
Xoài Nghịch Vụ Liên Tục Tăng Giá Xoài Nghịch Vụ Liên Tục Tăng Giá

Lý do năm nay nông dân trồng xoài nghịch vụ năng suất thấp, bị ảnh hưởng thời tiết, kèm theo diễn biến sâu bệnh phức tạp làm cho nhiều nhà vườn xử lý ra hoa không đạt như mọi năm.

30/12/2014
Chôm Chôm Nghịch Vụ Trúng Đậm Chôm Chôm Nghịch Vụ Trúng Đậm

Đang thu hoạch 3,5 công chôm chôm bán cho thương lái, ông Trần Hữu Nghìn ở ấp Bình Hòa 1, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) cho biết: “Chôm chôm mùa nghịch bắt đầu từ tháng 10 – 11 (âm lịch) và được bán giá cao gấp nhiều lần so với chính vụ.

30/12/2014