Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các hộ chăn nuôi chuẩn bị Tết Nguyên đán

Các hộ chăn nuôi chuẩn bị Tết Nguyên đán
Ngày đăng: 06/11/2015

Chọn con giống tốt, chủ động vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh là những công việc được các hộ chăn nuôi tích cực chuẩn bị.

Chị Nguyễn Thị Phượng chăm sóc đàn gà giống

Chuồng hơn 100 con gà mái được gia đình chị Nguyễn Thị Phượng - thôn Thiện An, xã Thiện Nghiệp - TP.

Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận canh tác để phục vụ hoạt động cung cấp con giống ra thị trường.

Trước đây, mỗi giống gà con hơn nửa tháng tuổi được gia đình chị bán ra thị trường với giá 30.000 đồng.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 9 Âm lịch, gia đình chị đã bắt đầu ngưng sản xuất gà giống và tập trung toàn bộ để canh tác gà thịt, đón đầu nhu cầu tiêu dùng trong dịp cuối năm.

Hiện nay, 100 con gà thịt 15 ngày tuổi đang phát triển rất tốt.

“Để lứa gà này xuất chuồng đúng vào dịp tháng Chạp, gia đình đang tập trung các biện pháp phòng trừ dịch bệnh bằng cách vệ sinh chuồng trại và tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh.

Ngoài ra, những tháng cuối năm khi thời tiết chuyển bấc thì tôi cũng liên tục chong đèn để giữ nhiệt độ cho đàn gà phát triển tốt” - chị Nguyễn Thị Phượng cho biết thêm.

Thời điểm này, không chỉ gà mà hầu hết các loài gia súc, gia cầm khác đều được hộ chăn nuôi tái đàn để đón tết.

Theo chu kỳ thời gian, để đàn gà từ lúc mới thả đến khi xuất bán là gần 4 tháng, thời gian này ở đàn heo là hơn 3 tháng.

Chính vì vậy mà lúc này, người chăn nuôi đã gần như hoàn tất công đoạn xuống giống.

Không giống như những thời điểm khác trong năm, dịp chăn nuôi tết là thời gian người nông dân xuống giống với số lượng lớn, thế nên công tác chọn giống nuôi hết sức quan trọng để đảm bảo chất lượng đầu ra.

Hiện nay, giống heo được nhiều người chăn nuôi tại Phan Thiết tin dùng đó là các trại giống tại Thiện Nghiệp, nơi cung cấp heo con cho nhiều địa phương chăn nuôi trong thành phố và các xã lân cận.

Riêng giống gà được bà con chọn nuôi là giống gà ta, có thời gian nuôi gần 4 tháng và chất lượng thịt được người tiêu dùng ưa chuộng.

Song song với công tác chọn giống thì hoạt động vệ sinh chuồng trại và phòng chống dịch bệnh được cơ quan chức năng và người chăn nuôi đặc biệt quan tâm.

Vào những tháng cuối năm, thời tiết thường xuyên chuyển lạnh, mưa bão thất thường dễ làm phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh và kịp thời phát hiện, dập tắt các ổ dịch có thể xảy ra, UBND TP.

Phan Thiết vừa có công văn chỉ đạo tăng cường công tác phòng dịch, như củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn; xây dựng kế hoạch phòng chống dịch giai đoạn cuối năm 2015.

Trong quý 4 năm nay, cơ quan chức năng của thành phố sẽ triển khai tháng “Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi”.

Đối với các cơ sở giết mổ gia cầm, tăng cường phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực lân cận, không để hoạt động giết mổ làm ảnh hưởng, gây ra dịch bệnh.

Ban quản lý các chợ phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm đối với các hộ kinh doanh, buôn bán thịt gia súc gia cầm và các sản phẩm trứng.

Mới đây nhất, Phòng Kinh tế thành phố Phan Thiết đã mua hơn 95.000 liều vắc xin H5N1 Navet-vifluvac với số tiền là 34.200.000đ để triển khai công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm trên địa bàn.

Đồng thời, tiếp nhận và phân phối 600 lít thuốc sát trùng Benkocid cho 10 phường, xã có chăn nuôi gia súc, gia cầm để thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi.

Với những sự chuẩn bị khá chu đáo về con giống và vệ sinh phòng dịch, người nông dân đặt hy vọng khá nhiều vào lứa gia súc, gia cầm dịp cuối năm sẽ phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu trên thị trường và mang lại thu nhập cho gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Phải Được Tham Gia Ấn Định Giá Lúa Gạo Nông Dân Phải Được Tham Gia Ấn Định Giá Lúa Gạo

Những đề xuất này được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu “Cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ" do Liên minh Vì quyền của nông dân và hiệu qủa của nền nông nghiệp Việt Nam (Liên minh nông nghiệp) được diễn ra sáng nay (21/10), tại Hà Nội.

22/10/2014
Hướng Đến Phát Triển Cây Hồ Tiêu Bền Vững Hướng Đến Phát Triển Cây Hồ Tiêu Bền Vững

Hiện nay, hồ tiêu là loại cây trồng có nhiều ưu thế được nông dân trong tỉnh lựa chọn. Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh có 11.466 ha tiêu (tăng 4.482 ha so với năm 2005); sản lượng khoảng 15.238 tấn, chiếm khoảng 5,35% tổng sản lượng cây công nghiệp của toàn tỉnh.

22/10/2014
Làm Giàu Từ Đa Cây, Đa Con Làm Giàu Từ Đa Cây, Đa Con

Nhằm hạn chế rủi ro do biến động thời tiết cũng như giá cả của thị trường, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã chủ động phát triển kinh tế theo hướng tổng hợp đa cây, đa con, có thu nhập cao và ổn định.

22/10/2014
Cựu Chiến Binh Mường Ảng Tích Cực Tham Gia Phát Triển Cây Cà Phê Cựu Chiến Binh Mường Ảng Tích Cực Tham Gia Phát Triển Cây Cà Phê

Mường Ảng là huyện trọng điểm nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh. Cà phê đã trở thành cây mũi nhọn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân các dân tộc trong huyện.

22/10/2014
Giá Cỏ Nhung Tăng Trở Lại Giá Cỏ Nhung Tăng Trở Lại

Sau thời gian giảm giá mạnh, có lúc chỉ còn 8.000 đồng/m2, khiến người trồng cỏ nhung thua lỗ, thì hiện nay giá cỏ nhung tại TP.Sa Đéc đã bắt đầu tăng trở lại. Hiện tại, thương lái đến thu mua cỏ nhung tại vườn với giá 14.000 đồng/m2. Theo một số hộ trồng cỏ nhung, với giá bán hiện tại thì sau khi trừ chi phí, người trồng thu lợi nhuận khoảng 3.000 đồng/m2. Bình quân, cỏ được trồng sau một tháng thì thu hoạch và lợi nhuận trên mỗi công cỏ là khoảng 3 triệu đồng.

22/10/2014