Các Đại Gia Đổ Xô Đi Nuôi Bò Thị Trường Sữa Có Bão Hòa?

Thời gian qua nhiều tập đoàn, công ty lớn ở Việt Nam đã đầu tư rất lớn vào thị trường chăn nuôi bò sữa khiến cho thị trường sữa trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Mới đây, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công y Nutifood và Công ty Vissan công bố Lễ ký kết hợp tác đầu tư Dự án chăn nuôi bò sữa, bò thịt, xây dựng nhà máy chế biến để cung ứng thành phẩm sữa tươi, thịt bò cho thị trường trong nước. Theo đó, dự án chăn nuôi bò sữa và bò thịt do Hoàng Anh Gia Lai làm chủ đầu tư với số vốn 6.300 tỉ đồng. Tổng đàn bò thịt và bò sữa là 236.000 con, trong đó 120.000 con bò sữa.
Trước đó các đại gia ngành sữa như: Vinamilk, Mộc Châu, Ba Vì…bằng nhiều hình thức đã xây dựng các trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp và hiện đại với số lượng hàng nghìn còn.
Theo thống kê của Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, năm 2014 số lượng đàn bò là 200.400 con với tổng lượng sữa ước tính đạt 540 nghìn tấn, tăng 14% so với năm 2013 và 67% so với năm 2010. Theo dự đoán, số lượng đàn bò sữa 2015 sẽ tiếp tục tăng lên 237.300 con, năm 2020 tăng lên xấp xỉ 400.000 còn đến năm 2035 là 835 nghìn con. Như vậy mức tăng trưởng đàn bò sữa ở Việt Nam là rất lớn.
Ông Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi cho biết, những năm gần đây thị trường chăn nuôi Việt Nam có sự tham gia rất đông của các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp đầu tư. Đây là cơ hội tốt để phát triển ngành chăn nuôi nói chung và thị trường sữa nói riêng.
Trao đổi với PV về vấn đề nhiều đại gia đổ xô đi nuôi bò, ông Vang cho rằng đây là xu hướng tất yếu của thị trường. Ông phân tích, theo dự báo từ Quỹ dân số, năm 2045 dân số Việt Nam sẽ tăng lên 113 triệu người. Năm 2013, trung bình Việt Nam sử dụng 18 lít sữa và các sản phẩm sữa/người/năm. Trong đó tự sản xuất chỉ được 454 nghìn tấn sữa tươi, như vậy mới đáp ứng được 5,1 lít/người, số còn lại phải nhập khẩu.
Trong khi đó, sữa sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 28%, còn lại 72% nguyên liệu là nhập khẩu. Cụ thể, năm 2013 Việt Nam nhập khẩu xấp xỉ 1,1 tỷ USD nguyên liệu sữa với mức tăng khủng 130% so với năm 2012.
Theo tính toán, năm 2045, nếu như Việt Nam tự túc nguyên liệu được 60%, nhập khẩu 40% thì Việt Nam cần sản xuất tương ứng là 3400 tấn sữa và 5650 nghìn tấn sữa tươi.
“Phần lớn nguyên liệu sữa Việt Nam vẫn phải nhập khẩu. Đây là cơ hội to lớn cho ngành chăn nuôi Việt Nam vượt lên. Các tập đoàn, doanh nghiệp họ nhận thấy thị trường rộng mở khả năng sinh lợi nhuận lớn thì việc đầu tư là đương nhiên. Còn việc đầu tư chăn nuôi bò ồ ạt trong hiện tại thì theo tôi không đáng ngại khi chúng ta vẫn phải nhập khẩu tới 72%”, ông Vang nói.
Theo ông Vang, các đại gia đầu tư vào chăn nuôi bò sữa đều tính toán rất chặt chẽ về nhu cầu của thị trường nên có khả năng thành công lớn. Xét về yếu tố thị trường Việt Nam quá rộng mở, quá lớn khi vẫn phải nhập khẩu đến 72%. Đồng thời sự tham gia của các tập đoàn này cũng giúp thị trường sữa phong phú, chất lượng cao hơn, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến sữa.
Đặc biệt, ông Vang cho biết phía Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam rất ủng hộ quyết định của các tập đoàn, công ty đầu tư vào thị trường bò sữa và hứa sẽ có những biện pháp thiết thực để giúp đỡ các tập đoàn trong bước đầu mở rộng chăn nuôi. Cụ thể, phía Hiệp hội sẽ giúp đỡ về kĩ thuật, giống, tiêu chuẩn Viet GAP, ISO, Global GAP…nâng cao chất lượng sữa lên cao nhất có thể. Đồng thời sẽ đẩy mạnh quản lý, giám sát chu trình chăn nuôi của các tập đoàn mới gia nhập ngành chăn nuôi.
Ông Vang đề xuất thành lập Hội đồng sữa quốc gia để quyết định chung tất cả các vấn đề về sữa ở Việt Nam đặc biệt là khi ngành sữa ngày càng có nhiều sự có mặt của các tập đoàn lớn.
“Ở các nước trên thế giới mọi vấn đề liên quan đến sữa sẽ được Hội đồng sữa quốc gia sẽ là đơn vị quyết định. Việt Nam thì chưa có, mọi sự điều hành, về thị trường đặc biệt về giá cả vẫn do doanh nghiệp và Nhà nước nắm quyền. Nay thành lập được Hội đồng sữa quốc gia sẽ giúp cân bằng, quản lý chặt chẽ hơn.
Đặc biệt khi có vụ việc nóng thì cả ba nhà Nhà nước-người nuôi bò-doanh nghiệp phải cùng ngồi lại bàn bạc đưa ra giải pháp”, ông Vang nói.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Chà Và gây nhiều thiệt hại cho các hộ nuôi cá lồng bè, ngày 10-4, Thường trực HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức cuộc họp với các sở, ngành để đánh giá thực trạng về tình hình thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản, khai thác cát trái phép và vấn đề ô nhiễm môi trường trên sông Chà Và.Cuộc họp đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất, giải pháp khắc phục, xử lý nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn.

Hiện nay, ở các tỉnh Nam Ðịnh, Thái Bình, Tiền Giang... một số hộ đi tiên phong và đã thành công khi chọn nghề nuôi ếch giống Thái-lan để tăng thu nhập gia đình. Ðây là mô hình khá phù hợp với những nông dân ít đất sản xuất, thời gian nuôi ngắn nên đồng vốn xoay vòng nhanh và có thể kết hợp thả cá trong ao.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 3 của cả nước ước đạt 176 ngàn tấn, tăng 0,3% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 3 tháng đầu năm đạt 499 ngàn tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ.

“Tôi phải năn nỉ mãi, bên thu mua mới tăng thêm 200 đồng/kg cá sơn. Vậy mà chuyến biển vẫn lỗ gần 30 triệu đồng”, anh Nguyễn Út (ngụ Sa Huỳnh, Quảng Ngãi), chủ tàu giã cào đôi QNg 947… TS than thở khi vừa bán xong hai tàu cá tại Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng).

Ông Nguyễn Minh Khoa, Phó trưởng Trạm Thủy sản huyện Cao Lãnh cho biết, toàn huyện hiện có 124ha nuôi tôm, sản lượng thu hoạch 234 tấn, năng suất khoảng 1,8 tấn/ha. Riêng xã Nhị Mỹ có tổng điện tích 118ha, sản xuất 2 năm 3 vụ. Được sự hướng dẫn của các ngành chuyên môn, vụ tôm hiện tại đạt năng suất đạt khoảng 1,8 tấn/ha, lợi nhuận gấp 4 đến 5 lần so với trồng lúa”.