Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Đại Gia Đổ Xô Đi Nuôi Bò Thị Trường Sữa Có Bão Hòa?

Các Đại Gia Đổ Xô Đi Nuôi Bò Thị Trường Sữa Có Bão Hòa?
Ngày đăng: 10/09/2014

Thời gian qua nhiều tập đoàn, công ty lớn ở Việt Nam đã đầu tư rất lớn vào thị trường chăn nuôi bò sữa khiến cho thị trường sữa trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Mới đây, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công y Nutifood và Công ty Vissan công bố Lễ ký kết hợp tác đầu tư Dự án chăn nuôi bò sữa, bò thịt, xây dựng nhà máy chế biến để cung ứng thành phẩm sữa tươi, thịt bò cho thị trường trong nước. Theo đó, dự án chăn nuôi bò sữa và bò thịt do Hoàng Anh Gia Lai làm chủ đầu tư với số vốn 6.300 tỉ đồng. Tổng đàn bò thịt và bò sữa là 236.000 con, trong đó 120.000 con bò sữa.

Trước đó các đại gia ngành sữa như: Vinamilk, Mộc Châu, Ba Vì…bằng nhiều hình thức đã xây dựng các trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp và hiện đại với số lượng hàng nghìn còn.

Theo thống kê của Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, năm 2014 số lượng đàn bò là 200.400 con với tổng lượng sữa ước tính đạt 540 nghìn tấn, tăng 14% so với năm 2013 và 67% so với năm 2010. Theo dự đoán, số lượng đàn bò sữa 2015 sẽ tiếp tục tăng lên 237.300 con, năm 2020 tăng lên xấp xỉ 400.000 còn đến năm 2035 là 835 nghìn con. Như vậy mức tăng trưởng đàn bò sữa ở Việt Nam là rất lớn.

Ông Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi cho biết, những năm gần đây thị trường chăn nuôi Việt Nam có sự tham gia rất đông của các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp đầu tư. Đây là cơ hội tốt để phát triển ngành chăn nuôi nói chung và thị trường sữa nói riêng.

Trao đổi với PV về vấn đề nhiều đại gia đổ xô đi nuôi bò, ông Vang cho rằng đây là xu hướng tất yếu của thị trường. Ông phân tích, theo dự báo từ Quỹ dân số, năm 2045 dân số Việt Nam sẽ tăng lên 113 triệu người. Năm 2013, trung bình Việt Nam sử dụng 18 lít sữa và các sản phẩm sữa/người/năm. Trong đó tự sản xuất chỉ được 454 nghìn tấn sữa tươi, như vậy mới đáp ứng được 5,1 lít/người, số còn lại phải nhập khẩu.

Trong khi đó, sữa sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 28%, còn lại 72% nguyên liệu là nhập khẩu. Cụ thể, năm 2013 Việt Nam nhập khẩu xấp xỉ 1,1 tỷ USD nguyên liệu sữa với mức tăng khủng 130% so với năm 2012.

Theo tính toán, năm 2045, nếu như Việt Nam tự túc nguyên liệu được 60%, nhập khẩu 40% thì Việt Nam cần sản xuất tương ứng là 3400 tấn sữa và 5650 nghìn tấn sữa tươi.

“Phần lớn nguyên liệu sữa Việt Nam vẫn phải nhập khẩu. Đây là cơ hội to lớn cho ngành chăn nuôi Việt Nam vượt lên. Các tập đoàn, doanh nghiệp họ nhận thấy thị trường rộng mở khả năng sinh lợi nhuận lớn thì việc đầu tư là đương nhiên. Còn việc đầu tư chăn nuôi bò ồ ạt trong hiện tại thì theo tôi không đáng ngại khi chúng ta vẫn phải nhập khẩu tới 72%”, ông Vang nói.

Theo ông Vang, các đại gia đầu tư vào chăn nuôi bò sữa đều tính toán rất chặt chẽ về nhu cầu của thị trường nên có khả năng thành công lớn. Xét về yếu tố thị trường Việt Nam quá rộng mở, quá lớn khi vẫn phải nhập khẩu đến 72%. Đồng thời sự tham gia của các tập đoàn này cũng giúp thị trường sữa phong phú, chất lượng cao hơn, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến sữa.

Đặc biệt, ông Vang cho biết phía Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam rất ủng hộ quyết định của các tập đoàn, công ty đầu tư vào thị trường bò sữa và hứa sẽ có những biện pháp thiết thực để giúp đỡ các tập đoàn trong bước đầu mở rộng chăn nuôi. Cụ thể, phía Hiệp hội sẽ giúp đỡ về kĩ thuật, giống, tiêu chuẩn Viet GAP, ISO, Global GAP…nâng cao chất lượng sữa lên cao nhất có thể. Đồng thời sẽ đẩy mạnh quản lý, giám sát chu trình chăn nuôi của các tập đoàn mới gia nhập ngành chăn nuôi.

Ông Vang đề xuất thành lập Hội đồng sữa quốc gia để quyết định chung tất cả các vấn đề về sữa ở Việt Nam đặc biệt là khi ngành sữa ngày càng có nhiều sự có mặt của các tập đoàn lớn.

“Ở các nước trên thế giới mọi vấn đề liên quan đến sữa sẽ được Hội đồng sữa quốc gia sẽ là đơn vị quyết định. Việt Nam thì chưa có, mọi sự điều hành, về thị trường đặc biệt về giá cả vẫn do doanh nghiệp và Nhà nước nắm quyền. Nay thành lập được Hội đồng sữa quốc gia sẽ giúp cân bằng, quản lý chặt chẽ hơn.

Đặc biệt khi có vụ việc nóng thì cả ba nhà Nhà nước-người nuôi bò-doanh nghiệp phải cùng ngồi lại bàn bạc đưa ra giải pháp”, ông Vang nói.


Có thể bạn quan tâm

Chịu khó học hỏi ắt thành công Chịu khó học hỏi ắt thành công

Đó là lời chia sẻ của anh Nông Văn Chính, chủ cở sở sản xuất miến dong Chính-Tuyển ở thôn Lủng Vạng, xã Côn Minh (Na Rì), khi được hỏi về bí quyết đem lại sự thành công trong sản xuất miến dong với doanh thu mỗi năm mấy tỷ đồng.

07/05/2015
Chợ Mới có hơn 85% diện tích mía đã được tiêu thụ Chợ Mới có hơn 85% diện tích mía đã được tiêu thụ

Đến thời điểm này, 70/80ha mía của bà con nông dân các xã Hòa Mục, Cao Kỳ, Nông Hạ, Nông Thịnh và một số xã lân cận của huyện Chợ Mới đã được tiêu thụ xong. Còn lại trên 10ha bị sâu bệnh hại, đang được người dân bán lẻ, tốc độ tiêu thụ chậm, giá bán dao động từ 3-5 nghìn đồng/1 cây.

07/05/2015
Mô hình 2 lúa, 1 bắp Mô hình 2 lúa, 1 bắp

Đức Phú là xã nằm xa trung tâm huyện, nơi tuyến kênh Tà Pao chưa được đầu tư hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Điều này dẫn đến tình hình sản xuất lúa gặp không ít khó khăn. Để nâng cao năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích lúa, những năm gần đây xã đã luân canh, chuyển từ 3 vụ lúa ở khu nội đồng sang 2 vụ lúa và 1 vụ bắp đông xuân mang lại hiệu quả…

07/05/2015
Nắng hạn kéo dài, sản lượng thủy sản nuôi trồng giảm mạnh Nắng hạn kéo dài, sản lượng thủy sản nuôi trồng giảm mạnh

Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.

07/05/2015
Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần những biện pháp quyết liệt, đồng bộ Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần những biện pháp quyết liệt, đồng bộ

Trong Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014-2020 do UBND tỉnh ban hành thì vấn đề tái cơ cấu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là một nội dung quan trọng nhằm từng bước nâng cao giá trị gia tăng, tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

07/05/2015