Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Vụ Ba Bước Chuyển Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả Ở Nghệ An

Cá Vụ Ba Bước Chuyển Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả Ở Nghệ An
Ngày đăng: 16/10/2014

Trước tình trạng một số diện tích ruộng sản xuất kém hiệu quả hoặc không sản xuất trong vụ hè thu ở vùng thấp trũng, gần đây, người dân các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Ðàn, Diễn Châu, Yên Thành, Ðô Lương (Nghệ An) đã chuyển đổi sang nuôi cá vụ ba. Với hình thức chuyển đổi này, bước đầu đem lại hiệu quả tốt.

Tại xã Diễn Ðoài, huyện Diễn Châu, phong trào nuôi cá vụ ba được người dân quan tâm đầu tư phát triển trên các vùng đất lúa thấp trũng, thâm canh kém hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Trường, xóm 6, cho biết, gia đình ông chuyển đổi một héc-ta đất lúa sang nuôi cá, vụ năm 2013 đã cho năng suất hai tấn/ha, với giá bán 32 nghìn đồng/kg, tổng doanh thu 64 triệu đồng, trừ chi phí còn 40 triệu lãi ròng, gấp nhiều lần so với trồng lúa trước đây.

Ông Nguyễn Hữu Khắc, xóm 12, cho biết: Gia đình ông chuyển 1,2 ha đất lúa sang nuôi cá vụ ba, sản lượng đạt 2,4 tấn/ha, tổng doanh thu 74 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi ròng 54 triệu đồng.

Tại huyện trung du miền núi Thanh Chương, gia đình ông Nguyễn Văn Nghiệp, xã Thanh Liên, hay bà Nguyễn Thị Tịnh, xóm 10, xã Hưng Long, huyện Hưng Nguyên chuyển đất lúa vụ hè thu sang nuôi cá vụ ba cũng đạt hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa.

Những ngày gần đây, tại các diện tích nuôi cá vụ ba, bà con nông dân huyện Hưng Nguyên đang khẩn trương thu hoạch cá để trả đất cho vụ xuân sắp tới. Thị trấn Ðô Lương đã chuyển đổi 45 ha đất lúa sang nuôi cá vụ ba đã giải quyết được tình trạng đất bỏ không vụ hè thu, tạo thêm công ăn việc làm, đem lại thu nhập cao cho người lao động.

Theo ông Lê Văn Hướng, Chi cục phó Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An), diện tích nuôi cá vụ ba năm 2013 trên địa bàn đạt 3.472/8 nghìn ha cá ruộng lúa, tập trung ở 10 huyện trung du miền núi và đồng bằng, nhưng chủ yếu ở một số huyện, thị xã như: Thanh Chương, Nam Ðàn, Hưng Nguyên, Diễn Châu, Ðô Lương, Yên Thành...

Ðối tượng nuôi chủ yếu các loại cá truyền thống như cá chép, trôi, mè, trắm... Năng suất bình quân nuôi cá ruộng lúa đạt 0,95 tấn/ha, cá biệt ở huyện Diễn Châu đạt 1,2 tấn/ha.

Ưu điểm của nuôi cá vụ ba là nhân dân được tập huấn về kỹ thuật nuôi và chỉ đầu tư về giống, còn thức ăn chủ yếu là tự nhiên; làm sục bùn cho đất ruộng, hạn chế cỏ và các loại dịch bệnh phát triển... Sau thời gian từ hơn hai đến ba tháng nuôi, cá đạt kích cỡ từ 0,5 đến 1,5 kg/con là tiến hành thu hoạch để chuẩn bị cho vụ sản xuất lúa đông xuân.

Nuôi cá vụ ba đã tạo bước chuyển mới trong sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An, tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, như: do ảnh hưởng của lụt bão; chưa quản lý tốt hiện tượng dùng kích điện đánh bắt cá trên đồng ruộng; cơ sở hạ tầng (bờ bao, cống, mương cấp thoát nước...) chưa được đầu tư; chủ yếu tiêu thụ nội địa thông qua các thương lái thu mua nhỏ lẻ và các chợ trong tỉnh, chưa có thị trường tiêu thụ số lượng lớn hay chế biến...

Do vậy thời gian tới, chính quyền các cấp cần chỉ đạo, đôn đốc ngành chức năng triển khai việc nuôi cá vụ ba có các biện pháp phòng, chống trong mùa mưa bão; tiếp tục thực hiện dồn điền, đổi thửa tạo thành những thửa ruộng lớn hơn nhằm thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng công trình nuôi cũng như trong công tác quản lý và chăm sóc.

Ðối với người dân, các hộ trong vùng cần hợp tác trong việc quản lý bờ vùng, mương, cống để công tác cấp, thoát nước được thuận lợi, phòng tránh mưa lũ và thất thoát nước... Mặt khác, bà con nông dân Nghệ An cần sự hỗ trợ của Nhà nước, không chỉ riêng về kỹ thuật mà còn cả sự hỗ trợ về con giống.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Tân Hiệp Trồng Lúa Tăng Thu Nhập, Bán Khí Thải Nông Dân Tân Hiệp Trồng Lúa Tăng Thu Nhập, Bán Khí Thải

Trong lúc nhiều nông dân ở ĐBSCL trồng lúa không có lãi do giá thành quá cao thì nhiều hộ dân ở huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và Phú Tân (An Giang)... cùng rủ nhau trồng lúa theo mô hình “một phải, sáu giảm” vì giúp giảm đáng kể giá thành, tăng thu nhập.

15/07/2014
Chuyện Trái Dâu Tây Chuyện Trái Dâu Tây

Mấy chục năm có mặt ở Đà Lạt, phương thức trồng dâu tây của nông dân vẫn không có gì thay đổi. Đó là trồng ở ngoài ruộng và nhân giống bằng cách tách thân bò và cây con từ cây chính để trồng lại. Sau nhiều năm, giống dâu tây phát sinh nhiều thứ bệnh như héo lá, đốm đỏ, vàng mép lá, đặc biệt virus xoắn lá làm giảm năng suất và phẩm chất trái dâu. Điều này buộc người nông dân ngày càng sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn, đặc biệt là các loại thuốc diệt nấm.

04/12/2014
Tuần Lễ Quảng Bá Nước Mắm Phú Quốc Tuần Lễ Quảng Bá Nước Mắm Phú Quốc

Tiếp đó, ngày 17-7 tại TP.HCM sẽ diễn ra hội thảo và họp báo tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các nhà phân phối và người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc phân phối và sử dụng nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc. Một hội thảo tương tự sẽ diễn ra tại thủ đô Hà Nội vào ngày 22-7.

15/07/2014
Vì Sao Thuế “Kinh Doanh Thanh Long” Vẫn Thất Thu? Vì Sao Thuế “Kinh Doanh Thanh Long” Vẫn Thất Thu?

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 152 tổ chức, cá nhân kinh doanh trái thanh long gồm 106 hộ kinh doanh và 46 doanh nghiệp, cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói. Trong đó có 14 doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch thanh long. Hoạt động thu mua thanh long tại nơi sản xuất chủ yếu do thương lái đảm nhiệm, các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long chỉ trực tiếp thu mua tại những nhà vườn có số lượng lớn từ 3 - 5 tấn.

04/12/2014
Mực “Siêu Rẻ” Một Cách... Đáng Ngờ Mực “Siêu Rẻ” Một Cách... Đáng Ngờ

Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương xuất hiện một loại mực bán với giá rất rẻ, chỉ từ 20.000-40.000 đồng/kg, cao nhất cũng chỉ 50.000-70.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá mực bình thường từ 80.000-200.000 đồng/kg.

15/07/2014