Cá Voi Chết Hàng Loạt Trên Bờ Biển New Zealand

Hơn 60 con cá voi hoa tiêu đã chết trong vụ mắc cạn lớn tại một bãi biển hẻo lánh ở New Zealand.
Các khách du lịch hồi đầu tuần này đã phát hiện 61 con cá voi bị mắc cạn tại bãi biển Farewell Spit ở Đảo Nam, Bộ Bảo tồn (DOC) của New Zealand cho hay.
John Mason, một nhà quản lý địa phương của DOC, cho biết phần lớn số cá voi đã chết khi được phát hiện, và những hi vọng rằng những con sống sót có thể bơi ra biển trở lại lúc thuỷ triều lên hôm qua đã tan biến khi chúng lại bơi vào bờ.
Theo ông Mason, 18 con cá voi vẫn sống cho đến sáng nay, nhưng các nhân viên của DOC đã quyết định cho chúng chết một cách không đau đớn, hơn là kéo dài sự chịu đựng của chúng.
“Đó là phương án cuối cùng và chúng tôi không muốn làm vậy chút nào”, ông Mason nói.
Cá voi hoa tiêu, dài tới 6m, là loài cá voi phổ biến nhất trong vùng biển New Zealand. Các vụ kẹt lớn liên quan tới loài cá này thường xảy ra khoảng 2 lần mỗi năm.
Các nhà khoa học vẫn được giải thích được nguyên nhân khiến cá voi mắc cạn tập thể. Tuy nhiên, họ phỏng đoán rằng hiện tượng mắc cạn xảy ra khi khả năng định vị của chúng bị nhiễu trong vùng nước nông, hoặc khi một thành viên của đàn cá bị ốm lao vào bờ và những con khác đi theo.
Có thể bạn quan tâm

Anh Cao Văn Phương ở xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa là hộ đầu tiên ở thị xã triển khai mô hình nuôi ếch đem lại lợi ích kinh tế chính đáng cho gia đình.

Từ một người nông dân lam lũ, anh Nguyễn Xuân Khiêm ở thôn Đồng Đò, xã Bình Khê (Đông Triều - Quảng Ninh) đã vươn lên làm giàu, nhờ sự tính toán năng động, đã đầu tư phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Khoảng hơn 1 tuần trở lại đây, người dân trên thượng nguồn sông Bưởi (Thanh Hóa), đã vớt được hàng tấn cá các loại chết trắng sông. Theo người dân, có thể nguyên nhân cá chết là do Nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Hòa Bình gây ra.

Cái thú vào nhà hàng ở Huế để thưởng thức các món ăn đặc sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai không còn quá xa lạ đối với người dân xứ Huế và du khách.

Những năm gần đây, nghề trồng cỏ nhung tại xã Tân Khánh Đông (thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) phát triển mạnh, nghề này không chỉ tạo thu nhập ổn định cho người dân mà còn giúp cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương có việc làm với mức thu nhập ổn định.