Cá Tra Xuất Khẩu Tăng Giá, Nội Địa Rớt Mạnh

Dù giá cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu đã tăng mạnh trở lại bất chấp Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tăng mức thuế chống bán phá giá vào thị trường này, tuy nhiên, giá cá nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL vẫn giảm mạnh trong những ngày gần đây.
Ông Huỳnh Thanh Liêm, nhân viên kinh doanh (phụ trách mảng xuất khẩu) Công ty TNHH thủy sản Biển Đông (TP. Cần Thơ), cho biết hiện giá cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng từ 0,3 - 0,5 đô la Mỹ/kí lô gam, lên mức giá 3,9 - 4,1 đô la Mỹ/kí lô gam so với mức giá trước khi DOC tăng thuế chống bán phá giá. Theo ông Liêm, dù giá xuất khẩu sang thị trường Mỹ có tăng trong những ngày qua nhưng nhu cầu nhập khẩu của thị trường này vẫn yếu, có rất ít doanh nghiệp bán được với mức giá mới này. Trong khi đó, thông tin từ những hộ nuôi cá tra tại ĐBSCL, cho biết hiện giá cá nguyên liệu đang giảm mạnh và dao động ở mức rất thấp. Cụ thể, tại An Giang giá cá dao động chỉ 19.000 – 21.000 đồng/kí lô gam (tùy loại), giảm bình quân 1.000 đồng/kí lô gam so với mức giá cách đây một tuần. “Cách đây mấy hôm, có một doanh nghiệp điện thoại hỏi mua cá của tôi với giá 21 đồng (21.000 đồng/kí lô gam - PV) đối với loại thịt trắng nhưng họ nói mua thiếu 1 tháng mới trả tiền. Giá cá như thế này bán ra lỗ chết luôn”, ông Nguyễn Hữu Nguyên, hộ nuôi cá tra tại huyện Châu Phú, An Giang cho biết. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, hiện cá tra nguyên liệu tại huyện Tân Hồng và Châu Thành có giá dao động từ 21.500 – 22.000 đồng/kí lô gam đối với loại thịt trắng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tuy nhiên, theo bà con nuôi cá tra, giá bán thực tế chỉ 20.000 – 21.000 đồng/kí lô gam, giảm 700 – 1.200 đồng/kí lô gam so với mức giá cách nay khoảng 1 tuần. Bà con nuôi cá tra tại ĐBSCL, cho biết với giá nguyên liệu quá thấp như hiện nay, người nuôi đang phải chịu lỗ 3.000 – 4.000 đồng/kí lô gam cá nguyên liệu bán ra.Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT, trong tháng 8 qua, toàn tỉnh Phú Yên thả nuôi được 151ha các loại thủy sản, nâng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh lên 2.845ha tăng 7,7% so cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, thì việc đa dạng hóa các loại cây, con trên một đơn vị diện tích là điều hết sức cần thiết. Trước đây, bà con chỉ quen với trồng điều thuần, một loại cây trồng xóa đói giảm nghèo, thì nay lại có thể làm giàu trên chính mảnh đất ấy nếu như biết xen canh cây trồng khác. Gia đình ông Nguyễn Khắc Thược ở thôn 2, xã Minh Hưng huyện Bù Đăng là một ví dụ điển hình như vậy.

Cũng giống như các loại gia súc, gia cầm khác, các mặt hàng thủy sản cũng cần được kiểm dịch. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, lĩnh vực này đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Tiền Giang có hơn 550.000 con heo và sản lượng thịt hơi hằng năm cung cấp cho thị trường trên 120.000 tấn. Tuy nhiên, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh một thời gian dài, khiến nông dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thua lỗ nặng, nhiều hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi "treo chuồng".

Củ Chi huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, vùng trọng điểm chăn nuôi bò sữa của thành phố. Củ Chi có tổng đàn bò 74.430 con trong đó số lượng bò sữa 58.700 con được nuôi nhiều tại các xã An Phú, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội…