Cá tra Việt Nam tiếp cận khách hàng qua Internet

Ngày 8/10, Hiệp hội cá tra Việt Nam chính thức ra mắt website thương mại thủy sản Việt Nam tại địa chỉ: www.mekongfishmarket.com.
Đây là kênh thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, chuẩn nhà máy chế biến, vùng nguyên liệu cho các thành phần tham gia cung cấp cá tra xuất khẩu.
Mục tiêu xây dựng Website thương mại thủy sản mekongfishmarket là kênh thông tin tin cậy cho nhà nhập khẩu trong quá trình thương mại.
Trang thương mại điện tử được thiết kế ưu tiên tính năng tự cập nhật của nhà cung ứng sản phẩm cá tra thị trường quốc tế thông qua hoạt động Hiệp hội cá tra Việt Nam.
Giao diện chính của website thương mại thủy sản Việt Nam tại địa chỉ: www.mekongfishmarket.com.
Hiệp hội cá tra sẽ hỗ trợ thương mại thông qua mở rộng đối tác có khả năng thẩm định năng lực doanh nghiệp, năng lực vùng nguyên liệu và thị trường thủy sản các nước…. để xây dựng uy tín và tăng khả năng tiêu thụ, giảm thiểu chi phí giao dịch cho ngành hàng cá tra Việt Nam.
Về mục tiêu xây dựng Website thương mại thủy sản, ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam cho biết, để vượt qua những trở ngại trong giao dịch, tìm kiếm khách hàng mới thay phương thức truyền thống trước đây giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, Hiệp hội phải tận dụng công nghệ thông tin, sử dụng Internet mở sàn giao dịch.
“Website mekongfishmarket là Website bán hàng do vậy được thiết kế theo cung cách của Website bán hàng.
Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, Hiệp hội muốn được các doanh nghiệp hưởng ứng và giới thiệu đến các doanh nghiệp cũng như các nhà chuyên môn bình luận, sửa đổi, bổ sung ý kiến hoàn thiện”, ông Dũng chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Các nhà sản xuất, phân phối cá tầm Việt Nam vừa gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc cần có giải pháp chống cá tầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc đang đe dọa trực tiếp đến ngành nuôi cá tầm và quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.

Rừng phòng hộ ven biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang có chiều dài hơn 20km, tổng diện tích trên 1.000ha. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn với hệ động thực vật phong phú; dưới tán rừng đước là các trảng nước và con kênh thích hợp cho nhiều loài thủy sản sinh sống. Mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng đang chứng tỏ hiệu quả, cải thiện cuộc sống của chủ rừng.

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

Gần đây, diện tích rừng trống, đồi núi trọc trên địa bàn các xã miền núi được phủ xanh bởi những cánh rừng tràm, rừng cao su bạt ngàn. Từ đây, nhiều hộ dân phát triển mô hình nuôi ong mật mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, tiềm năng này của Thừa Thiên Huế vẫn đang bị lãng phí.

Hoa lài là loại cây có hoa màu trắng và hương thơm có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vào thời điểm trước và sau mùa mưa. Ngoài tác dụng làm thuốc, hòa lài còn được sử dụng chế biến ướp trà. Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đưa cây lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó Trà Vinh là tỉnh có điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp loại cây trồng này.