Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Tra - Thức Ăn Cùng... Chết Ngộp

Cá Tra - Thức Ăn Cùng... Chết Ngộp
Ngày đăng: 10/05/2012

Con cá tra trượt dốc lần này không chỉ làm cho đại gia nuôi cá chết ngộp mà còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn cho loại cá này cũng chết theo.

Giá cá dưới giá thành

Ông Nguyễn Văn Thể, ở cù lao Tân Lộc, xã Tân Lộc, Thốt Nốt, TP Cần Thơ nói: Giá cá tra lao dốc đã làm cho người nuôi bấn loạn. Đã 3 tháng nay giá giảm mạnh, giá bán dưới giá thành làm sao người nuôi cá sống nổi. Hiện tại, giá cá tra đứng ở mức 22.500 đồng/kg trả tiền liền, 23.000 đồng/kg thì doanh nghiệp thiếu nợ. Với giá này nếu người nuôi giỏi kỹ thuật thì huề vốn, thiếu tiền đóng lãi ngân hàng, lãi mua thức ăn.  Ông Thể nói tiếp: Giải pháp cuối cùng là con nợ thỏa thuận gán ao cho chủ nợ với giá chỉ có 170 – 190 triệu đồng/ao (1.300m2).

Ở Đồng Tháp, Cty TNHH XNK thủy sản Thiên Mã nuôi cá thua lỗ, thiếu tiền thức ăn 45 tỷ đồng thế là đã chọn giải pháp giao 40 ha đất ao nuôi cá cho bà Trần Thị Nguyệt, Giám đốc Cty TS Ngư Long. Ngoài ra Cty này còn thiếu nợ vay của các ngân hàng tại thành phố Cần Thơ 241,974 tỷ đồng, trong đó nợ xấu 236,269 tỷ đồng. Đáng chú ý là Cty đã vay tại Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Hậu Giang với tổng dư nợ 29,107 tỷ đồng và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang 1,207 triệu USD. Các ngân hàng đã nhiều lần thông báo về số nợ quá hạn trên nhưng đến nay Cty vẫn chưa trả.

Cty thức ăn cũng hết thở !

Giá cá tra trượt dốc còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn lâm cảnh khốn khó. Ông Phạm Văn Bên, Chủ DNTN Cỏ May, khu công nghiệp TX Sa Đéc, Đồng Tháp nói: Ngành sản xuất thức ăn đang trên đà sàng lọc rất kịch liệt. Nếu như ở Đồng Tháp có khoảng 24 nhà máy chế biến thức ăn cho cá tra thì hiện chỉ còn chưa đầy một bàn tay nhà máy đứng vững, còn lại đang thoi thóp. Còn ở Vĩnh Long có khoảng 5 – 6 nhà máy thì gần như tạm dừng cỗ máy.

Bình quân 10 nhà máy chuyên sản xuất thức ăn cho cá tra ở ĐBSCL thì chỉ còn 1 – 2 nhà máy hoạt động. Trước khó khăn thị trường, bài học là doanh nghiệp nào có đủ lực tài chính, có uy tín mới đứng được trước quá trình sàng lọc. Đối với người nuôi cá đã trải qua nhiều đợt sàng lọc khá khắc nghiệt và lần này cũng vậy. Trước sân chơi kinh tế thị trường thì đòi hỏi người nuôi cá tra phải thật sự tiên tiến, có tay nghề và kỹ thuật giỏi cộng với biết kết hợp với những Cty sản xuất thức ăn uy tín mới có thể tồn tại. Với giá cá hiện nay nếu nông dân nuôi đạt mức 1,5 kg thức ăn thu lại 1kg cá thì có lãi chút ít đến hòa vốn, còn hệ số thức ăn tăng lên 1,8 kg mới được 1 kg thì kể như thua lỗ.

Ông Trần Văn Hùng, ở phường Tân Long, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang nói: Trước đây, các đại lý cung cấp thức ăn còn cho gối đầu và được trả chậm đến khi thu hoạch cá. Còn hiện nay, mua thức ăn phải thanh toán tiền ngay họ mới bán. Ông Tăng Trình, ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nói: Trước đây, nuôi cá tra dễ kiếm lời nên người nuôi cá có thể trả vốn lẫn lãi cho các đại lý cung cấp thức ăn một cách nhanh chóng. Bây giờ, đại lý buộc người nuôi cá phải ứng trước 50 - 70% tiền mới cung cấp thức ăn, chưa kể còn phải đóng lãi mua thức ăn ghi nợ.

Những khó khăn trên khiến mục tiêu xuất khẩu cá tra 2 tỷ USD trong năm 2012 là cực kỳ khó khăn. Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Cty CP Thủy sản Gò Đàng, khu công nghiệp Mỹ Tho, Tiền Giang nói: Năm nay, tình hình xuất khẩu thủy sản nói chung, cá tra nói riêng đầy nỗi lo vì tín hiệu của thế giới vẫn chưa thể lạc quan. Kể cả các quốc gia có nguồn tài chính mạnh như Mỹ, Nhật… vẫn không đặt kỳ vọng lớn đến việc nhập khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Khởi Sắc Nghề Nuôi Trăn Khởi Sắc Nghề Nuôi Trăn

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

26/06/2013
Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trong huyện Phú Tân (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

04/06/2013
Bất Thường Ở Vùng Na Bất Thường Ở Vùng Na

Chẳng hiểu do thời tiết hay sâu bệnh mà na Chi Lăng (Lạng Sơn) năm nay ra hoa ít hơn hẳn, thậm chí có diện tích không ra hoa. Bằng biện pháp kỹ thuật, người dân vùng na đã tuốt lá để kích thích cây ra hoa đợt hai, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng bất thường này?

26/06/2013
Phát Triển “Cánh Đồng Mẫu Lớn” Phát Triển “Cánh Đồng Mẫu Lớn”

Sau 3 năm triển khai thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn”, tổng diện tích lúa đạt trên 10.000 héc-ta của trên 6.400 lượt nông dân tham gia. Kỹ sư Châu Ngọc Thi, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Châu Thành (An Giang) tâm đắc: Mô hình liên kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích lúa “Cánh đồng mẫu lớn” đang ngày càng mở rộng.

04/06/2013
Từ Phận Nghèo Thành Ông Chủ Từ Phận Nghèo Thành Ông Chủ

Những năm qua, Hội ND và chi nhánh Ngân hàng CSXH Hà Nội đã tích cực phối hợp để hộ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập...

26/06/2013