Cá tra sang thị trường Trung Quốc tiềm năng và rủi ro

Nhu cầu NK thủy sản của Trung Quốc tăng rất mạnh, tuy nhiên, các loại cá biển, cá tuyết NK chủ yếu từ Nga đang giành hết thị hiếu tại thị trường này.
3 tháng đầu năm 2015, Việt Nam là nguồn cung cá tra số 1 và duy nhất cho thị trường Trung Quốc. Giá trị NK cá tra của nước này cũng tăng mạnh hơn 50% so với QI/2014. Trong thời gian tới, còn rất nhiều cơ hội cho DN XK cá tra tại thị trường này. Tuy nhiên, đây chỉ là thị trường tiềm năng “thay thế” cho một số thị trường NK lớn đang bị chững, nhiều DN XK đánh giá, đây không phải là thị trường XK bền vững trong tương lai.
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc đã có tính tập trung cao hơn, chủ yếu ở 11 tỉnh trọng điểm gồm Giang Tây, Quảng Tây, Hồ Bắc, Liêu Ninh, Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Sơn Đông, An Huy và Hồ Nam, chiếm 90% sản lượng thủy sản nuôi. Các tỉnh này thường nằm dọc theo các sông ở phía đông hoặc các khu vực ven biển với các loài thủy đặc sản độc đáo. Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng cá nước ngọt, giá rẻ chỉ đáp ứng được ở các tỉnh, thành phố nhỏ. Nhu cầu thủy sản tại nước này rất lớn, trong đó có sản phẩm cá tra.
Có thể nói, 3 nguyên nhân dưới đây khiến XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc hai quý đầu năm 2015 tăng mạnh đó là: Một là, XK khó khăn tại các thị trường NK lớn như: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico, Brazil buộc các DN chuyển hướng sang thị trường tiềm năng mới và lớn là Trung Quốc. Hai là, nhu cầu tiêu thụ cá tra của Trung Quốc và DN Trung Quốc NK để SX và XK cá tra sang thị trường Mỹ tăng. Ba là, để phát triển bền vững ngành thủy sản trong nước, trong đó có khai thác biển, Chính phủ Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách, mới nhất là gói tín dụng trị giá 20 tỷ NDT. Ngoài ra, một số chính sách khác cũng nhằm khuyến khích các DN NK. Đó là điều kiện thuận lợi cho các DN nước này đẩy mạnh gia tăng NK.
Mặc dù, đây là một thị trường XK tiềm năng cho cá tra Việt Nam, tuy nhiên, hiện nay, hoạt động giao thương lại đang tấp nập qua con đường tiểu ngạch. Chỉ hơn 10% sản phẩm NK được đưa vào các nhà hàng, phần lớn là tiêu thụ nội địa và dùng với mục đích khác. Do đó, yêu cầu về chất lượng không được quá coi trọng tại thị trường này. Đây cũng là điểm rủi ro, thách thức và báo động về XK cá tra nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung sang thị trường này.
Vừa tiềm ẩn rủi ro về giá, hình thức thanh toán, yêu cầu chất lượng… đây là thị trường không ổn định nhưng có thể là thị trường thay thế tiềm năng trong khi phần lớn các thị trường lớn đang gặp khó.
Có thể bạn quan tâm

Với bản tính cần cù, chịu khó, cựu chiến binh Ngô Đình Sáu (thôn Cẩm Phú 2, xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã vượt qua khó khăn để vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi bồ câu thương phẩm.

Triển khai từ tháng 1-2013, mô hình phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 tại huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) được đánh giá là khá hiệu quả. Qua đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ và địa phương, các ruộng bắp trong mô hình sinh trưởng và phát triển vượt trội; hiệu quả ước đạt cao hơn so với canh tác truyền thống khoảng 20 đến 30%.

Vịt Super Heavy có ngoại hình đẹp, chân vàng, lông trắng, tỷ lệ nạc khá cao, trọng lượng đạt từ 3,3 - 3,68 kg/con sau 1,5 tháng nuôi, cho lãi từ 750 - 850 nghìn đồng/100 con.

Thay vì nuôi những giống gà lai, gà công nghiệp, mấy năm gần đây, gia đình ông Nguyễn Văn Thân, thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hòa (Tân Yên, Bắc Giang) đã đầu tư chăn nuôi gà tre, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Đến thời điểm này, Công ty TNHH XNK Nông sản Hồng Ân (xã Hải Ninh, Bắc Bình - Bình Thuận) đã hoàn thành việc đầu tư, xây dựng Nhà máy xử lý thanh long bằng hệ thống xử lý hơi nước nóng, công suất 4.200 tấn/năm. Theo đó, công ty đã có văn bản trình Cục Bảo vệ thực vật xem xét, kiểm tra để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động và bảo đảm tính pháp lý cho việc vận hành nhà máy.