Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Tra Phát Triển Trong Sự Hỗn Loạn

Cá Tra Phát Triển Trong Sự Hỗn Loạn
Ngày đăng: 07/06/2014

Một vài năm gần đây, con cá tra ĐBSCL phát triển cầm chừng, nhiều thời điểm cứ “thoi thóp”.

Vùng ĐBSCL có môi trường thuận lợi cho nghề nuôi cá tra xuất khẩu. Trong nhiều năm về trước, nghề nuôi cá tra xuất khẩu đã mang lại sự đổi đời cho nhiều người dân.

Thế nhưng, do phát triển nóng, chưa có quy hoạch và các doanh nghiệp xuất khẩu chưa cùng nhìn nhau về một hướng nên đến nay, nghề nuôi và chế biến, xuất khẩu cá tra liên tục gặp khó.

Hiện nay, sản phẩm cá tra Việt Nam đã được xuất khẩu trên 149 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có thể nói, cá tra là sản phẩm chiến lược quốc gia và gần như “độc quyền” của Việt Nam trên thế giới. Với kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2011 đạt khoảng 1,8 tỷ USD, năm 2012 đạt khoảng 1,75 tỷ USD, nguồn lợi ngoại tệ do con cá tra mang về cao gấp rất nhiều lần so với trồng lúa.

Một vài năm gần đây, con cá tra ĐBSCL phát triển cầm chừng, nhiều thời điểm cứ “thoi thóp”. Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra để biện minh cũng như việc quy hoạch vùng nuôi cá tra nguyên liệu vẫn cứ loay hoay, tự phát; giữa người nuôi và doanh nghiệp vẫn cứ đi hai con đường riêng hay các doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung trên thị trường xuất khẩu.. đã làm cho nghề nuôi và chế biến cá tra lâm vào tình cảnh khó khăn.

Ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội thủy sản tỉnh An Giang cho biết, giá xuất khẩu cá tra hiện tại không thể tăng trong thời gian ngắn. Sau khi bán cá xong, nhiều hộ dân treo ao chờ thời cơ, những người còn vốn thì thả ít hơn để duy trì.

Đến thời điểm đầu tháng 6 này, cá tra loại tốt từ 0,8 kg - 1 kg ở ĐBSCL chỉ có giá 22.000- 23.000 đồng/kg, giảm 2.000 - 2.500 đồng/kg so với tháng trước. Với mức giá này nông dân nuôi giỏi sẽ hòa vốn, còn nuôi bình thường lỗ từ 500 -1.000 đồng/kg.

Cá rớt giá nhưng cũng ít người mua hơn. Doanh nghiệp hạn chế mua, người nuôi bán cho thương lái tiêu thụ ở thị trường nội địa cũng không xong. Thế nên, kinh nghiệm thương trường cứ được rút ra sau mỗi vụ nuôi nhưng thất bại này cứ nối tiếp thất bại khác.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, người nuôi cá tra ở quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ cho biết, theo kinh nghiệm không nên nuôi một lượt nhiều hầm cá. Thay vào đó là sẽ nuôi 3 hầm trong 2 tháng, 2 tháng sau lại nuôi 2 hầm để có sự tăng trưởng điều hòa hơn và nhẹ vốn đầu tư.

Có thể nói, con cá tra gặp khó như hiện nay không chỉ do thiếu quy hoạch, nuôi tự phát mà còn do chính những doanh nghiệp tham gia chế biến, xuất khẩu cá tra “góp phần”. Nhiều người nuôi cho rằng, chính doanh nghiệp vì cạnh tranh không lành mạnh đã tự “hạ” nhau và kéo cả người nuôi cá vào vòng xoáy này.

Thực tế phản ánh từ nhiều địa phương cho thấy, một số doanh nghiệp xuất khẩu mua bán kiểu chụp giật, hạ giá xuất khẩu để giành hợp đồng rồi sẵn sàng lừa dối đối tác bằng cách quay tăng trọng, mạ băng, bơm nước vào miếng cá tra phi-lê khiến thịt cá bị bở, lạt và kém chất lượng. Không hiếm trường hợp giá xuất khẩu thấp hơn giá thành sản xuất, sau đó doanh nghiệp quay lại ép giá người nuôi cá trong nước.

Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ nhiệm hợp tác xã nuôi cá tra ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang bức xúc: “Để ngành thủy sản ổn định, yêu cầu các Bộ, ngành điều tra kỹ đối với các doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nào cố tình chào giá thấp để giành giật thị trường cũng như kiểm soát chất lượng cá tra thu mua. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có những chế tài để trành rủi ro cho người nuôi cá tra”.

Cá tra Việt Nam mặc dù đang chiếm hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra thế giới nhưng trong vòng vài năm trở lại đây, nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra xuất hiện nhiều bất ổn. Sự mất ổn định trong nuôi trồng và chất lượng sản phẩm chưa được cải thiện đã và đang đặt ra cho lợi thế của ĐBSCL đứng trước những thách thức lớn.


Có thể bạn quan tâm

Sẽ xử lý mạnh tay với chất tạo nạc Sẽ xử lý mạnh tay với chất tạo nạc

Sau khi tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có dấu hiệu bùng phát trở lại ở cả các sản phẩm chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNTT) Cao Đức Phát đã có chỉ thị yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi và xử lý mạnh tay với những trường hợp vi phạm.

09/09/2015
Nuôi bò Úc sinh sản sự nhập cuộc của một ông lớn Nuôi bò Úc sinh sản sự nhập cuộc của một ông lớn

Một cú đầu tư lớn chưa từng có trong việc nhân giống bò Úc thuần đã xuất hiện tại miền Bắc.

09/09/2015
Bão chặt quýt, trồng gừng Bão chặt quýt, trồng gừng

Diện tích quýt đường tại xã Long Trị (TX Long Mỹ, Hậu Giang) đang bị thu hẹp dần sau nhiều năm dịch bệnh tấn công.

09/09/2015
Nông dân Tiền Giang khấm khá nhờ chuyên canh mãng cầu xiêm Nông dân Tiền Giang khấm khá nhờ chuyên canh mãng cầu xiêm

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế ven biển để giúp nhân dân sớm an cư lạc nghiệp, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh mãng cầu xiêm với diện tích hơn 650ha trên vũng đất nhiễm mặn, tại huyện cù lao Tân Phú Đông, thuộc hạ lưu sông Tiền.

09/09/2015
Nhiều nông dân Trà Vinh trở thành triệu phú nhờ trồng dừa sáp Nhiều nông dân Trà Vinh trở thành triệu phú nhờ trồng dừa sáp

Từ khi cây dừa sáp ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được các nhà khoa học áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mở ra hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị cho loại trái cây đặc sản nổi tiếng cả nước. Nhờ đó, nông dân trồng dừa sáp tăng thu nhập gấp 2-3 lần, nhiều hộ trở thành triệu phú.

09/09/2015