Cá tra lại bị áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ra phán quyết sơ bộ mức thuế chống bán phá giá lần thứ 11 (POR11) đối với cá tra philê đông lạnh của Việt Nam vào thị trường này trong giai đoạn 1/8/2013 đến 31/7/2014.
Theo đó, mức thuế mà hai bị đơn bắt buộc là Hùng Vương và Thuận An lần lượt là 0,36 USD/kg và 0,84 USD/kg. 16 công ty là bị đơn tự nguyện trong đợt xem xét lần này chịu mức thuế là 0,6 USD/kg.
Ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết với mức thuế lên đến 0,6 USD/kg rất khó để các doanh nghiệp cá tra Việt Nam có thể đưa hàng vào Mỹ. Tuy nhiên theo ông Hòe, đây mới chỉ là phán quyết sơ bộ của DOC, phía Việt Nam vẫn có thời gian nghiên cứu cách tính toán của DOC để có những phản hồi nhằm thay đổi kết quả.
Theo VASEP, trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu được 891 triệu USD cá tra các loại, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng xuất khẩu sang Mỹ đạt 184,5 triệu USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ 2014.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng lợi thế về diện tích đất rừng, những năm qua nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) phát triển khá mạnh. Nhiều gia đình chọn nghề nuôi ong để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hiện nay môi trường trong chăn nuôi gia súc gia cầm là vấn đề rất đáng quan tâm; Các nhà chuyên môn khuyến cáo cần xử lý tốt môi trường nuôi thông qua các mô hình ủ phân, biogas, hay chăn nuôi khép kín giúp xử lý triệt để nguồn chất thải, tránh xả thải ra môi trường.

Giá một số loại thịt gia cầm như: gà ta, vịt xiêm… hiện tăng bình quân khoảng 5.000 - 10.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần.

Sau 3 năm thực hiện, kỹ sư Hồ Văn Sơn, chủ nhiệm dự án “Chăn nuôi bò thịt bán chăn thả trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” đã giúp nông dân vùng nông thôn trong huyện nâng cao được kiến thức, kỹ năng chăn nuôi bò thịt.

Cuối năm 2014, việc tiêu thụ sữa gặp khó khăn (nhất là ở khu vực huyện Gia Lâm), giá cả không ổn định làm cho người chăn nuôi hết sức lo lắng.