Cá Thát Lát Hậu Giang Được Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức công bố và trao nhãn hiệu chứng nhận “Cá thát lát Hậu Giang” do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) bảo hộ độc quyền cho Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Hậu Giang.
Theo đó, sản phẩm cá thát lát Hậu Giang phải được sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đáp ứng được các tiêu chí gồm thớ thịt có màu trắng trong tự nhiên, thịt dai, cơ thịt mịn, săn chắc. Cá thát lát là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang được xem là ngon nhất khu vực ĐBSCL với nhiều cách chế biến như chả cá thát lát nấu canh, cá thát lát chiên muối sả…
Toàn tỉnh Hậu Giang hiện có hơn 20ha diện tích nuôi cá thát lát (ảnh) với sản lượng trên 750 tấn. “Sự phát triển bền vững của sản phẩm có nhãn hiệu chứng nhận gắn liền với thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu; tạo cơ chế chính sách, phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường.
Đây là cơ sở để sản phẩm cá thát lát Hậu Giang không chỉ phát triển ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu đến các nước khác”, ông Trần Công Chánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay đã qua đầu tháng 6 mà nhiều hộ ở xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân còn thu hoạch điều cuối vụ trong vườn. “Không chỉ cuối mùa điều thưa thớt, mà mấy tháng thu hoạch điều rộ vừa qua năng suất điều cũng thấp lắm”, nhiều người dân ở đây cho hay.
Những ngày gần đây, trên các nẻo đường của TP.HCM tràn ngập các loại trái cây mùa hè. Đang vào mùa thu hoạch rộ nên thị trường bị ế ẩm và rớt giá mạnh. Rất nhiều loại trái cây chỉ vài ngàn đồng/kg và được đổ đống bán từ chợ, các xe bán dạo cho đến các vỉa hè.

Việc WWF Thụy Sỹ đưa cá tra trở lại vào danh sách đỏ là không đúng và do lỗi kỹ thuật từ bộ phận quản lý website của WWF quốc tế
1kg ớt loại được các cơ sở ở Phù Mỹ, Bình Định mua với giá 22.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong 3 năm trở lại đây và cao gấp đôi so với vụ trước.

Dự án thí điểm bảo quản trái vải tươi sau thu hoạch bằng công nghệ màng sinh học sẽ triển khai lần đầu tiên tại tỉnh Bắc Giang.