Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Rô Đầu Vuông Nhanh Lớn, Giá Cao

Cá Rô Đầu Vuông Nhanh Lớn, Giá Cao
Ngày đăng: 17/08/2013

Nhận thấy cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Quảng Trị đã thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm.

Mô hình triển khai tại 4 điểm gồm hành phố Đông Hà, Thị xã Quảng Trị, huyện Gio Linh và Triệu Phong với quy mô 0,8 ha, 8 hộ tham gia, số lượng cá giống thả nuôi là 12 vạn con, mật độ thả nuôi là 15 con/m2. Các hộ dân tham gia thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông được hỗ trợ 100% cá giống và 30% chi phí thức ăn. Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện mô hình là hơn 186 triệu đồng.

Theo chân chị Phan Mỹ Nhung – Cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông Khuyến ngư Gio Linh, chúng tôi đên thăm mô hình nuôi cá rô đầu vuông của anh Lê Văn Niềm (thôn Vinh Quang Thượng – xã Gio Quang – huyện Gio Linh). Trao đổi với chúng tôi, chị Nhung vui vẻ cho biết: Mục tiêu của mô hình nuôi cá rô đầu vuông là thực hiện đúng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, ổn định thu nhập cho bà con nông dân. Nhận thấy anh Niềm vốn là người luôn tìm tòi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi nên Trung tâm KNKN đã chọn anh Niềm để thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông.

Anh Niềm chia sẻ: Khi được chọn thực hiện mô hình tôi bên cạnh việc được Trung tâm KNKN hỗ trợ 100% tiền cá giống và 30% tiền thức ăn cho cá, tôi còn được hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi. Với diện tích 1.000 m2 ao nuôi, tôi chọn thả 15.000 con cá giống và sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Nhớ lại lúc đem con cá rô đầu vuông về nuôi, anh Niềm kể: “Không ít người bảo tôi sẽ chẳng thu được gì vì cho rằng loài cá này nuôi không khéo khi trời mưa sẽ cằn đi hết. Để không mất lòng người ta, tôi trả lời chỉ nuôi thử nghiệm, chứ mình có cán bộ kỹ thuật chỉ bảo tận tình, đầu tư làm ao hồ bài bản thì lo gì chuyện cá đi, chỉ lo nuôi cá có được hay không”.

Theo chị Nhung: Mặc dù cá rô đầu vuông có khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt của môi trường nhưng việc cải tạo ao nuôi cũng phải hết sức cẩn thận. Ao phải chắc chắn, bờ ao phải thông thoáng, xung quanh ao nên rào lưới hoặc lát bê-tông để ngăn không cho cá thoát ra ngoài. Hình dáng cá rô đầu vuông giống như cá rô đồng bình thường nhưng khi cá có kích thước lớn, đầu cá có hình hơi vuông, thân dài có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá.

Cá rô đầu vuông có đặc tính sinh học tương tự như cá rô đồng, nguồn thức ăn cho cá khá đa dạng và phong phú, cá có thể ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, thức ăn tươi sống như cá tạp, tôm tép… các loại phế phụ phẩm nông nghiệp như bột ngô, bột cám... tuỳ điều kiện của mỗi hộ gia đình mà lựa chọn nguồn thức ăn cho phù hợp. Trong quá trình quản lý và chăm sóc, người nuôi phải đặc biệt quan tâm đến môi trường sao cho phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cá mới mang lại kết quả cao.

Anh Niềm cho biết: “Ưu điểm vượt trội của cá rô đầu vuông là lớn rất nhanh, con đực và con cái có kích thước như nhau. Cá rô đầu vuông rút ngắn thời gian nuôi còn 3 – 4 tháng so với cá rô đồng hay các đối tượng nuôi truyền thống khác như mè, trôi, trắm chép, rô phi đơn tính… phải nuôi từ 5 tháng đến 1 năm mới cho thu hoạch, qua đó giảm chi phí đầu tư. Nuôi cá rô đầu vuông bình quân 1 tấn cá cho ăn từ 1,3 đến 1,5 tấn thức ăn, trong khi cá rô đồng phải cho ăn từ 1,7 đến 2 tấn thức ăn.”

Tại mô hình nuôi cá rô đầu vuông đang thực hiện tại hộ anh Niềm sau 3 tháng nuôi cá đạt kích cỡ 4 – 5 con/kg, dự kiến cho thu hoạch hơn 2,2 tấn cá. Với giá bán hiện nay dao động từ 40.000 – 45.000 đồng/kg dự kiến sẽ mang lại thu nhập cho gia đình anh khoảng 100 triệu đồng.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng – Phó Giám đốc Trung tâm KNKN cho biết: Qua đánh giá bước đầu thì bên cạnh mang lại hiệu quả kinh tế, mô hình nuôi cá rô đầu vuông đã bước đầu khẳng định được tính thích nghi. Mặc dù chi phí thức ăn, phòng bệnh và cá giống trên cùng 1 đơn vị diện tích có lớn hơn so với các đối tượng nuôi khác, nhưng thời gian nuôi ngắn hơn (3 - 4 tháng), năng suất, giá bán thị trường cũng cao hơn.

Do đó, doanh thu từ nuôi cá rô đầu vuông có thể tăng lên so với các đối tượng nuôi khác. Đây là mô hình nuôi mới, bước đầu đạt hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của bà con nông dân trong tỉnh, việc tiêu thụ trên thị trường hiện cũng khá thuận lợi nên nuôi cá rô đầu vuông đang được bà con đón nhận rất hồ hởi. Với những ưu điểm vượt trội về thời gian nuôi, tốc độ lớn nhanh, trọng lượng lớn có thể nói cá rô đầu vuông sẽ là một đối tượng nuôi mới có hiệu quả cao cho người nuôi. Trong thời gian tới Trung tâm KNKN sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này ra các địa phương khác trong tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Hỗ Trợ 2 Trang Trại Sản Xuất Trái Cây Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Hỗ Trợ 2 Trang Trại Sản Xuất Trái Cây Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT Đắk Nông thì đơn vị đang phối hợp với Trung tâm chất lượng nông, lâm, thủy sản vùng 3 (Khánh Hòa) hỗ trợ xây dựng và chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP cho 2 trang trại là trang trại Gia Trung, chuyên canh sầu riêng ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) và trang trại của bà Nguyễn Thị Hồng, chuyên canh quýt ở xã Quảng Khê (Đắk Glong).

09/08/2013
Diện Tích Cây Trồng Bị Ngập Sâu Tăng Diện Tích Cây Trồng Bị Ngập Sâu Tăng

Để kịp thời tiêu úng cho cây trồng, các doanh nghiệp thủy lợi đang vận hành 193 trạm bơm với 1.004 máy bơm, tổng lưu lượng 2.500.250 m3/h. Chi cục Thủy lợi Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp thuỷ lợi tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, chủ động vận hành công trình, bơm tiêu cho những diện tích bị úng ngập khi xảy ra.

10/08/2013
Triển Vọng Phát Triển Cây Sả Ở Tân Phú Đông (Tiền Giang) Triển Vọng Phát Triển Cây Sả Ở Tân Phú Đông (Tiền Giang)

Tân Phú Đông, huyện cù lao của tỉnh Tiền Giang thành lập cách nay hơn 5 năm. Nếu trước đây mãng cầu xiêm được xem là cây xóa đói giảm nghèo của huyện cù lao này thì khoảng 1 năm trở lại đây, cây sả đã "lên ngôi". Nhiều hộ gia đình mạnh dạn chuyển từ ruộng lúa lên liếp trồng sả theo mô hình xen canh 1 vụ sả, 1 vụ lúa hoặc bỏ hẳn cây lúa, chuyển sang trồng sả quanh năm…

09/08/2013
Cần Sự Liên Kết Của Doanh Nghiệp Cần Sự Liên Kết Của Doanh Nghiệp

Suốt 10 năm qua, kể từ khi Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) ra đời năm 2003, tình hình phát triển của kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nói riêng vẫn rất khó khăn.

09/08/2013
Nông Dân Bán Tôm Chạy Dịch Nông Dân Bán Tôm Chạy Dịch

Từ đầu tháng 5 đến nay, dịch bệnh trên tôm ở ĐBSCL tiếp tục diễn biến phức tạp, không ít hộ nuôi đã thu hoạch chạy dịch (tức chưa tới tuổi thu hoạch nhưng do tôm chết nên thu hoạch), cắt lỗ.

13/06/2013