Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Phê Xen Bơ Cặp Đôi Hoàn Hảo

Cà Phê Xen Bơ Cặp Đôi Hoàn Hảo
Ngày đăng: 10/09/2014

Dẫn chúng tôi vào thăm vườn của mình, anh Dũng chỉ tay ngay vào những cây bơ có tán cao vượt hẳn so với những hàng cà phê và nói: “Điểm khác biệt của vườn cà phê nhà mình chính là những cây bơ cao to, tán phủ lên cây cà phê đấy.

Bơ trồng xen cà phê rất phù hợp, cây bơ tiếp nhận ánh sáng ở tầng cao, khai thác dinh dưỡng ở tầng sâu lại che bóng, chắn gió, giảm nước tưới và sâu bệnh hại cà phê”.

Anh Dũng cho biết thêm: “Cách đây chừng 10 năm (năm 2004), sau khi mua được khu vườn với diện tích 1 ha, tôi đã tiến hành trồng được 1.330 cây cà phê vối (khoảng cách 3,5 mét x 2,5 mét), sau một thời gian chăm sóc, thu hoạch nhận thấy việc trồng cà phê đơn thuần thu nhập không cao.

Do vậy tôi đã đi tham quan một số mô hình trồng xen canh ở một số địa phương khác, sau đó tôi quyết định trồng thử nghiệm 10 cây bơ xen canh trong vườn cà phê. 3 năm sau cây bơ cho thu hoạch và đến nay trung bình mỗi năm tôi thu được 3,5 tấn cà phê và 6 tạ bơ, với giá bán như hiện nay, mỗi năm tôi thu nhập khoảng 200 triệu đồng”.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế cây trồng trên một diện tích nhất định, hiện anh Dũng đã quyết định trồng xen canh thêm 20-30 cây bơ trong vườn cà phê. Theo quan sát của chúng tôi, được biết anh Dũng trồng theo mật độ 4 hàng cà phê trồng xen 1 hàng bơ.

Cây cà phê ưa bóng, vì vậy khi trồng xen cây bơ không chỉ tăng năng suất cây cà phê mà còn tạo thêm thu nhập từ cây bơ. Cà phê được cây bơ che bóng đã hạn chế được lượng nước tưới, chống được khô hạn. Mỗi năm, anh Dũng thu hoạch 2 vụ, bơ thu trước, bù đắp chi phí đầu tư cà phê, tổng thu nhập cao gấp 2 lần so với trồng cà phê đơn thuần.

Hiện nay, việc trồng xen canh bơ trong vườn cà phê được xem là một trong những mô hình thâm canh bền vững không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn đảm bảo thân thiện với môi trường. Do đó, hiện tại không chỉ nhiều hộ dân ở TP. Buôn Ma Thuột mà ở nhiều địa phương khác như các huyện: Cư M’Gar, Krông Păc, Cư Kuin, Ea H’Leo... cũng đang phát triển và nhân rộng mô hình này.

Đây là 2 loại cây có tính cộng sinh được ví như “cặp đôi hoàn hảo”, có cùng một loại bệnh nên dễ chữa trị. Khi bón phân, tưới nước, phun thuốc bảo vệ thực vật cho cà phê không làm ảnh hưởng đến cây bơ. Ngược lại cây bơ nhờ đó mà sinh trưởng tốt. Do bơ và cà phê cùng ra hoa, kết quả nên được thu hái cùng thời điểm, thuận tiện cho nhà vườn trong việc chăm sóc thu hoạch.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đak Lak thì đây là phương thức canh tác trồng kết hợp giữa cây bơ và cà phê trên cùng một diện tích đất canh tác, hợp lý trong không gian và theo trình tự về thời gian, có tác động qua lại lẫn nhau cả về phương diện sinh thái và kinh tế theo hướng có lợi.

Với hệ canh tác này, trong đó cây thân gỗ lâu năm (cây bơ) đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cho cây cà phê về các mặt: phòng hộ chắn gió, che bóng, giúp giảm sự thoát hơi nước của đất, giúp tăng năng suất cho cây trồng.

Thiết nghĩ, ở Tây Nguyên hiện cây cà phê đang đứng trước thực trạng canh tác thiếu bền vững do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, việc đưa cây bơ vào trồng xen canh trong vườn cà phê ngoài việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích nhất định  còn góp phần phát triển cây cà phê một cách bền vững. Do vậy cần khuyến khích, định hướng bà con nông dân học tập và làm theo.


Có thể bạn quan tâm

Bình Định có 32 ha diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh Bình Định có 32 ha diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định, đến nay nông dân các địa phương trong tỉnh đã sử dụng trên 1.681 ha mặt nước để nuôi tôm, trong đó diện tích mặt nước thả nuôi tôm thẻ chân trắng 483,3 ha, tôm sú 1.197,7 ha.

02/06/2015
Hải sản rớt giá, ngư dân ngại ra khơi Hải sản rớt giá, ngư dân ngại ra khơi

Dù đang vào mùa đánh bắt chính nhưng nhiều ngư dân đành cho tàu nằm bờ vì một số mặt hàng hải sản rớt giá, trong khi chi phí cho mỗi chuyến ra khơi lại tăng cao.

02/06/2015
Tìm giải pháp khắc phục tình trạng tôm chết mô hình quảng canh cải tiến Tìm giải pháp khắc phục tình trạng tôm chết mô hình quảng canh cải tiến

Ngày 29/5/2015, tại huyện Phước Long, Phân viện Nuôi trồng thủy sản Minh Hải phối hợp Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bạc Liêu và UBND huyện Phước Long tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Tìm giải pháp khắc phục tình trạng tôm chết mô hình quảng canh cải tiến”. Có hơn 100 bà con nông dân vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản của huyện Phước Long tham dự.

02/06/2015
Quảng Ninh đề phòng dịch bệnh cho tôm nuôi mùa nắng nóng Quảng Ninh đề phòng dịch bệnh cho tôm nuôi mùa nắng nóng

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Quảng Ninh sẽ thả nuôi 9.615ha tôm các loại, trong đó diện tích nuôi tôm sú 6.814ha; diện tích nuôi tôm chân trắng 2.801ha. Phấn đấu đạt sản lượng 9.638 tấn. Tính đến thời điểm này, bà con nông dân và các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh đã thu hoạch xong tôm nuôi vụ thu - đông và đã cơ bản thả tôm giống nuôi vụ xuân - hè.

02/06/2015
Hiệu quả nuôi cua, sò trong vuông tôm Hiệu quả nuôi cua, sò trong vuông tôm

Hiện nay, việc nuôi xen canh sò huyết và cua trong vuông tôm được nhiều hộ dân trên địa bàn xã Trần Thới và Đông Thới (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro nhưng mang tính bền vững, rất phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất của nông dân.

02/06/2015