Cà Phê Việt Nam Cứu Nguy Cho Thị Trường Thế Giới

Triển vọng sản lượng cà phê Việt Nam năm nay sẽ cao gần kỷ lục, cứu cánh cho thị trường thế giới trong bối cảnh lo ngại thiếu cung đẩy giá lên cao nhất kể từ tháng 5.
Kết quả điều tra của hãng Bloomberg ở các thương gia và nhà phân tích uy tín cho thấy, sản lượng trong niên vụ bắt đầu từ 1/10/2014 có thể đạt 1,69 triệu tấn. Con số này cao hơn mức 1,65 triệu tấn điều tra hồi tháng trước, mặc dù thấp hơn mức cao kỷ lục 1,71 triệu tấn của năm ngoái.
Ước tính lượng cà phê còn tồn trong dân chưa bán ra tính đến cuối tháng 9 chỉ khoảng 3% sản lượng của vụ trước.
Giá cà phê robusta kỳ hạn trên thị trường London đã tăng 29% từ đầu năm tới nay do dự báo tiêu thụ sẽ vượt cung bởi hạn hán ảnh hưởng xấu tới sản lượng của Brazil – nước sản xuất arabica lớn nhất thế giới và robusta lớn thứ 2 thế giới.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) nhận định tình trạng thiếu cung trên toàn cầu có thể còn tiếp diễn trong 2 năm tới.
Công ty xuất khẩu cà phê tư nhân lớn của Việt Nam, Anh Minh Co. nhận định rằng tới thời điểm này có thể bớt lo ngại về vụ mùa của Việt Nam. “Chỉ vài tháng trước, chúng tôi vẫn rất lo ngại về những yếu tố như thời tiết, sâu bệnh… Nhưng tới lúc này thì những bất chắc đó đã giảm nhiều, chúng tôi có thể tin tưởng và nâng dự báo về sản lượng”, hãng Bloomberg dẫn lời ông Phan Hùng Anh, phó giám đốc công ty Anh Minh có trụ sở ở Đắc Lắc cho biết.
Giá robusta kỳ hạn đã tăng 4,1% lên 2.165 USD/tấn hôm 6/10 trên sàn giao dịch ICE (London), cao nhất kể từ tháng 5. Robusta được hãng chế biến cà phê lớn nhất thế giới Nestle SA sử dụng phổ biến.
Giá arabica – nguyên liệu được hãng chế biến cà phê Starbucks Corp ưa chuộng – tăng 99% lên 2.208 USD/lb trong năm nay, đẩy chênh lệch giữa 2 loại lên tới 1,226 USD/lb, cao chưa từng có kể từ 2012.
Ủy ban Cà phê Quốc gia Brazil ước tính nước này sẽ thu hoạch dưới 40 triệu bao (loại 60 kg/bao) trong năm 2015, sau khi sản lượng năm 2014 giảm 18%, là đợt giảm dài nhất trong vòng 5 thập kỷ.
Tồn trữ robusta
Kết quả điều tra của Bloomberg cho thấy nông dân Việt Nam còn giữ khoảng 50.000 tấn cà phê vụ trước tính tới cuối tháng 9, chỉ bằng một nửa khối lượng 100.000 tấn một năm trước đó, khi sản lượng thu hoạch đạt 1,5 triệu tấn.
Tồn trữ ở các kho tại TP HCM và các khu vực lân cận đã giảm 42.000 tấn xuống 192.000 tấn ở thời điểm cuối tháng 9 so với một tháng trowcs đó, theo báo cáo ngày 1/10 của Tong Teik Pte, công ty thuộc hãng RCMA Commodities Asia Pte.
Trong khi tồn trữ ở Việt Nam giảm, tồn trữ ở một số nơi khác lại tăng. Tồn trữ tại sàn giao dịch ICE tăng 15% lên 111.670 tấn hôm 29/9 so với hai tuần trước đó.
Lượng mưa trung bình ở 9 điểm đo tại Đắc Lắc và 1 điểm tại Đắc Nông trong tháng 8 là 310,8 mm, cao hơn 63% so với một năm trước đó. Lượng mưa trong tháng 7 là 400,4 mm, gấp đôi cùng tháng năm trước. Đắc Lắc cung cấp khoảng 30% sản lượng cà phê cả nước.
Thời tiết tốt lên
Thời tiết tháng 9 khô đã giúp nông dân Việt Nam thu hoạch một phần cà phê trước khi bước vào mùa thu hoạch chính. Nếu thời tiết tiếp tục diễn biến tốt, vòng thu hoạch thứ 1 sẽ được tiến hành trong tháng 10 này và đầu tháng 11.
Tuy nhiên, Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam (VICOFA) dự báo sản lượng năm nay giảm khá nhiều. Trả lời phỏng vấn hôm 23/9 ở London, ông Đỗ Hà Nam của VICOFA dự báo sản lượng năm nay sẽ giảm khoảng 10-15% so với năm ngoái do mưa quá nhiều ở tỉnh Lâm Đồng, cộng với tình trạng cây già cỗi và một số nông dân chuyển sang trồng những loại cây khác sinh lời hơn như hạt tiêu đen.
Theo dự báo hôm 5/9 của Volcafe Ltd – hãng kinh doanh hàng hóa có trụ sở ở Winterthur, Thụy Sỹ, thế giới sẽ thiếu 1,9 triệu bao robusta trong vòng 12 tháng tới. Và thị trường toàn cầu, bao gồm cả arabica và robusta, sẽ thiếu 8,8 triệu bao, nhiều nhất trong vòng 9 năm, sau khi dư thừa 7 triệu bao năm trước.
Chủ tịch Volcafe Ltd, ông Mauricio Galindo khi trả lời phỏng vấn tại ICE (London) hôm 26/9) cho biết tình trạng thiếu cung sẽ kéo dài qua 2015 sang 2016.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, tuy năng suất mì thấp hơn so với năm ngoái nhưng giá thu mua tăng nên nông dân trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vẫn có lãi.

Sau một thời gian triển khai quyết liệt, bảo hiểm (BH) cho cây lúa và vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà diễn ra khá thành công thì BH cho thủy sản lại đứng trước nhiều thách thức lớn. Ở các địa phương có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre và Trà Vinh, trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, tôm, cá chết hàng loạt, người nuôi trồng đặt hy vọng nhiều vào việc đền bù nhanh chóng... lại xuất hiện thông tin có sự lợi dụng chính sách bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) để trục lợi từ phía người nuôi. Từ đó, quá trình bồi thường bị kéo dài và điều này đã trở thành lực cản trong quá trình triển khai chủ trương này trên diện rộng.

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã bùng phát trở lại và đang có nguy cơ lây lan ra diện rộng.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ngoài hơn 50ha quýt đường của gần 100 hộ dân được trồng xen với cây lá dừa nước của hợp tác xã Thuận Phú (ấp Long Trị, xã Bình Phú, Càng Long) đã “ăn nên làm ra” (bình quân 01ha, nhà vườn thu nhập từ 100-120 triệu đồng/năm) thì địa bàn huyện Càng Long còn khoảng 200ha vườn cây có múi được trồng rải rác (chanh, bưởi, quýt, cam...các loại) ở các xã trong huyện. Đặc biệt, do những năm qua, một số trái cây: Xoài, dừa, chanh… giá không ổn định, nhà vườn Càng Long có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bưởi da xanh được chọn làm cây trồng chủ lực. Từ đó, bưởi da xanh “đứng đầu bảng” về giá (đối với cây có múi), nhưng năm nay, dịch bệnh đã tấn công mạnh, làm cho nhiều nhà vườn lúng túng, không chống chọi nổi, đang rất cần nhà khoa học vào cuộc.

Mới đây, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang diễn ra Hội nghị thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhiệm kỳ I (2013 - 2015). Hiệp hội ra đời vào thời điểm ngành hàng cá tra của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Song, từ người nuôi đến doanh nghiệp (DN), các nhà quản lý đều mong mỏi Hiệp hội sẽ là cầu nối vững chắc để sắp xếp, ổn định lại trật tự và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành hàng mang tính chiến lược quốc gia.