Cà Phê Ổn Định, Cao Su Lao Dốc

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn giữ được “phong độ” tại các thị trường tiêu thụ lớn, trong khi đó bức tranh của ngành cao su lại nhuốm màu ảm đạm khi mà các chỉ số về sản lượng và kim ngạch đang có chiều hướng sụt giảm mạnh.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: Tháng 7/2014, sản lượng cà phê xuất khẩu cả nước ước đạt 77 nghìn tấn với giá trị kim ngạch 179 triệu USD, nâng khối lượng xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2014 ước đạt 1,12 triệu tấn, kim ngạch 2,31 tỷ USD; tăng 26,9% về khối lượng và tăng 21,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Tính bình quân, giá xuất khẩu cà phê đạt 2.043 USD/tấn, trong đó CHLB Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 14,02% và 10,10%. Riêng thị trường Vương quốc Bỉ có tốc độ tăng mạnh nhất, gấp 2,5 lần về khối lượng và 2,35 lần về giá trị so cùng kỳ 2013.
Trái ngược với cà phê, xuất khẩu cao su lại sụt giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị. Trong 7 tháng, xuất khẩu cao su chỉ đạt 451 nghìn tấn với giá trị kim ngạch ước đạt 828 triệu USD, giảm 10% về khối lượng và giảm tới 32,3% về giá trị so với cùng kỳ. Theo đó, giá cao su bình quân chỉ đạt 1.870 USD/tấn, giảm 25,7% so với cùng kỳ 2013.
Mặc dù thị trường Trung Quốc và Malayxia vẫn tiếp tục duy trì là thị trường tiêu thụ cao su chủ lực của Việt Nam nhưng lại đang có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ 2013. Cụ thể: Thị trường Trung Quốc giảm 23,6% về khối lượng và giảm tới 42,6% về giá trị, trong khi Malayxia giảm 13,41% về khối lượng và giảm gần 41,5% về giá trị.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, về xã An Xuân (Tuy An, Phú Yên), mọi người có thể bắt gặp những “nàng” ngựa thong dong thồ nông sản từ các khu sản xuất về nhà dân. Theo các cụ cao niên, do địa hình hiểm trở, đa phần rộng, rẫy ở vùng núi, dốc đứng nên từ bao đời nay, những con ngựa thồ đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân nơi đây.

Vụ chiêm - xuân năm nay, huyện Như Thanh (Thanh Hoá) phấn đấu gieo cấy 3.197 ha; trong đó 75% diện tích cấy giống lúa lai, 85% diện tích bón phân viên dúi sâu.

Chỉ có 300 m2 đất vườn, nên ông Đồng Rân, ở thôn 2, xã Nghĩa Dõng (TP. Quảng Ngãi) quyết định tận dụng để chăn nuôi và trồng cà chua.

Những năm gần đây, ngoài sản xuất lúa hàng hóa, nông dân huyện Cai Lậy (Tiền Giang) còn nhân rộng mô hình sản xuất lúa giống. Những nông dân có điều kiện về đất đai, tâm huyết với nghề đã tập hợp, liên kết để cùng trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cung ứng lúa giống cho thị trường.

Bước vào sản suất vụ xuân 2014, tỉnh Hà Tĩnh đã phải tập trung khắc phục hậu quả sự cố 95,5 tấn giống lúa VTNA2 có tỷ lệ nảy mầm không đạt tiêu chuẩn do Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An cung ứng.