Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Phê Đắk Lắk Hứa Hẹn Được Mùa Nhờ Giống Mới

Cà Phê Đắk Lắk Hứa Hẹn Được Mùa Nhờ Giống Mới
Ngày đăng: 24/07/2014

Theo Bloomberg, cà phê Việt Nam được dự báo sẽ có một vụ mùa kỷ lục trong vòng 12 tháng tới, bắt đầu từ tháng 10-2015 nhờ cải thiện phương pháp canh tác và thay thế nhiều giống cây trồng mới.

Theo ước tính của 9 nhà buôn và giới phân tích tham gia khảo sát Bloomberg, sản lượng cà phê Việt Nam trong thời gian tới có thể sẽ tăng lên mức cao nhất: 1,87 triệu tấn - cao hơn kỷ lục năm 2013-2014 đến 8,7%. Năng suất trung bình có thể tăng lên 2,83 tấn/ha từ mức 2,65 tấn, diện tích canh tác tăng từ 650.000ha lên 660.000ha.

Thị trường thế giới thiếu hụt nguồn cung

Volcafe cho biết thị trường arabica và robusta thế giới sẽ bị thiếu hụt khoảng 11,3 triệu bao (60kg/bao) trong 12 tháng tới, tính từ tháng 10-2014, mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua, so với con số 4,7 triệu bao trong năm nay.

Vì thế, sản lượng cà phê Đắk Lắk tăng vọt có thể nâng cao vị thế của Việt Nam với vai trò là nhà cung cấp cho các công ty sản xuất thức uống như Nestle SA (NESN) và Mondelez International Inc., giữa bối cảnh nhu cầu nội địa của Indonesia tăng cao đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu của quốc gia trồng cà phê lớn thứ hai châu Á này.

Các công ty đang mua nhiều cà phê robusta hơn sau khi lượng mua cà phê này hồi tháng 4-2014 giảm mạnh nhất trong vòng 2 năm qua, với Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Trong năm 2014, giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đã tăng 18% lên 1.994 USD/tấn, trong khi cà phê arabica ở New York tăng 60% vì thiếu hụt nguồn cung. Hôm 24-4, chênh lệch giá giữa robusta và arabica tăng lên 1,1655 USD/pound từ mức 27,94 xu hồi tháng 12-2013.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), vụ mùa thu hoạch ở Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua, trong khi Indonesia chỉ tăng 30%. Trong 12 tháng, bắt đầu từ tháng 4-2014, vụ mùa tại Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á - chỉ đạt đạt 8,9 triệu bao (540.000 tấn) so với 9,5 triệu bao một năm trước đó và là mức thấp nhất trong 3 năm qua.

"Lượng mưa quá nhiều trong năm 2013 đã làm tổn thương sản lượng năm 2014. Nhiều hạt nhỏ và hoa đã rụng sạch" - chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia Hutama Sugandhi cho biết. Thêm vào đó, lượng tiêu thụ cà phê tại Indonesia có thể tăng hơn 30% trong vòng 2 năm tới vì dân số và thu nhập tăng cao, theo chủ tịch Hiệp hội cà phê xuất khẩu và công nghiệp của Indonesia Irfan Anwar.

Giống mới cho hiệu quả cao

"Cây trồng mới đang bắt đầu được đưa vào sản xuất - ông Phan Hùng Anh, phó giám đốc Công ty Anh Minh Co., Đắk Lắk - doanh nghiệp tư nhân có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất, cho biết - Nhóm giống mới không chỉ tăng sức đề kháng cho cây trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mà hiệu suất cũng cao hơn hẳn giống cũ".

Theo ông Trần Tuyên Huấn - giám đốc Công ty Asia Commodities Joint-Stock Co., có rất ít cơ hội để mở rộng thêm diện tích cà phê vì thiếu đất thích hợp và cạnh tranh từ các loại cây trồng khác như tiêu và cao su, dù sản lượng cà phê Việt Nam sẽ tăng nhờ vào giống và phương pháp canh tác mới.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Lê Ngọc Báu - viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên, khó có thể duy trì mức tăng này vì còn nhiều cây trồng cũ. Vì thế nhiều nông dân đang ứng dụng các phương pháp bón phân, tưới tiêu hợp lý, đồng thời tăng lượng cây trồng trong các vườn ươm lên gấp đôi so với trước đây. Kết quả cho thấy cây có khả năng ra trái sớm hơn, tăng sản lượng và giảm chi phí. 

Ông Phạm Ất (59 tuổi), một nông dân ở Đắk Lắk, hi vọng sẽ đẩy năng suất vườn cà phê của ông lên 5,5 tấn trong mùa 2015-2016 từ mức 5 tấn của mùa này. "Tôi luôn cố gắng tuân thủ đúng các lộ trình tưới tiêu, bón phân và thuốc trừ sâu để bảo đảm kết quả tốt nhất, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là chọn giống".


Có thể bạn quan tâm

Nghề Nuôi Ong Mật Ở Giếng Đá Nghề Nuôi Ong Mật Ở Giếng Đá

Tận dụng lợi thế địa hình xã có nhiều đồi núi và vườn cây ăn quả, nhiều hộ dân ở xóm Giếng Đá, xã Tiền An (Quảng Yên - Quảng Ninh) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi ong lấy mật. Từ đây, ong đã trở thành con vật nuôi xoá đói giảm nghèo hiệu quả, giúp nhiều hộ dân ở đây vươn lên làm giàu.

12/09/2013
Chuyển Đổi Cây Trồng Vật Nuôi Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỏa Tình Chuyển Đổi Cây Trồng Vật Nuôi Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỏa Tình

Tỏa Tình là 1 trong 2 xã của tỉnh Điện Biên được chọn thí điểm thực hiện mô hình bí thư kiêm chủ tịch xã. Xã sớm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả. Hiện nay, Tỏa Tình đã hình thành vùng chuyên canh cà phê, sơn tra cho giá trị thu nhập cao.

28/06/2013
Kiểm Tra Ao Nuôi, Ổn Định Môi Trường Nuôi Tôm Nước Lợ Kiểm Tra Ao Nuôi, Ổn Định Môi Trường Nuôi Tôm Nước Lợ

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam vừa công bố kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường tại các khu vực sông nước lợ, nước ao nuôi và kiểm tra bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đợt 1, tháng 9. Các mẫu xét nghiệm cho thấy hiện tại độ pH trong nước các ao nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh nằm trong ngưỡng thích hợp, không phát hiện khí độc NH3; vi khuẩn vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước ao nuôi với mật độ thấp; các mẫu kiểm tra không có ký sinh trùng, vi rút gây bệnh.

16/09/2013
Gặp Ngư Dân Đầu Tiên Của Nghề Nuôi Cá Da Trơn Gặp Ngư Dân Đầu Tiên Của Nghề Nuôi Cá Da Trơn

LTS: Hàng chục năm trước, những ngư dân vùng đầu nguồn An Giang đã gầy dựng nên nghề nuôi cá da trơn. Cũng từ đó, tiếng tăm con cá tra, cá ba sa vang xa và trở thành sản phẩm xuất khẩu chiến lược của quốc gia.

19/09/2013
“Thủ Phủ” Tôm Giống “Thủ Phủ” Tôm Giống

Ngọc Hiển (Cà Mau) từng một thời được biết đến là “thủ phủ” của vùng sản xuất tôm sú giống. Thời điểm cực thịnh, số cơ sở sản xuất tôm giống mọc lên nhanh như nấm sau mưa.

23/09/2013