Cà phê cung tăng giá giảm

9 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cà phê ước đạt 961 nghìn tấn với tổng giá trị 1,96 tỷ USD, giảm 31,2% về khối lượng và giảm 32,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2015 đạt 2.054 USD/tấn, giảm 0,23% so với năm 2014.
Dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Giá cà phê Robusta năm 2016 giảm 10% so với năm 2015.
Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho rằng, so với năm 2015, giá cà phê Robusta sẽ giảm 3% vào năm 2016, 5% năm 2017, giảm sâu 13% trong năm 2020.
Nhiều chuyên gia e ngại: Giá cà phê giảm, nông dân, doanh nghiệp ghìm hàng không bán, dễ dẫn tới việc hàng tồn kho tăng cao.
Lượng cà phê chưa bán tăng mạnh so với mức dự trữ năm 2014 khi giá không đạt kỳ vọng đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Ông Đoàn Triệu Nhạn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê- Ca cao - nhận định: Hiện đã sang vụ mới (tháng 10 bắt đầu hái), trong khi lượng cà phê niên vụ cũ vẫn còn nhiều trong kho, giá lại giảm.
Có thể thấy thị trường cà phê quá ảm đạm và tương lai không mấy sáng sủa.
Do đó, bên cạnh xuất khẩu, Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa, muốn tiêu thụ tại thị trường trong nước phải đẩy mạnh chế biến.
Cũng theo ông Nhạn, Việt Nam đang chủ trương đẩy mạnh chế biến cà phê ướt, điển hình như Công ty Thắng Lợi chế biến cà phê ướt cho Nhật Bản.
Tuy nhiên, phải có chiến lược bài bản trong chế biến bởi nếu không, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nên xem lại chiến lược tiêu thụ sản phẩm, tính toán xem sản phẩm xuất khẩu bao nhiêu, tiêu thụ trong nước bao nhiêu?
Về thị trường tiêu thụ, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn (ISPARD) – lo ngại: Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,5 triệu tấn cà phê, trong khi đó, tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 5%.
Hiện có 3 đơn vị chế biến lớn gồm: Vincafe Biên Hòa, Nestle, Trung Nguyên nhưng sản lượng tiêu thụ trong nước cũng không nhiều.
Trước việc găm hàng, chờ giá tăng, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng, với trữ lượng cà phê hiện nay, đây là điều rất nguy hiểm.
Doanh nghiệp cần hết sức thận trọng trong bán hàng bởi có khi bán lỗ ít còn hơn bán lỗ nhiều.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nên xem xét, cảnh báo cho doanh nghiệp, nông dân trong việc dự trữ cà phê bởi mặt hàng này đang dư cung và giá có thể giảm trong những năm tới.
Doanh nghiệp, người nông dân cũng phải đẩy mạnh tái canh cà phê theo tiến độ hợp lý, bắt kịp với mức độ tái canh của những nước xuất khẩu lớn.
Lượng cà phê chưa bán tăng mạnh so với mức dự trữ năm 2014 khi giá không đạt kỳ vọng đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, Cà Mau. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống. Trong đó phải kể đến ông Trần Văn Ðường, ngụ ấp Ðông Hưng là một trong những hộ nuôi dê đầu tiên của xã.

Nhìn những quả na dai to đều, nặng trĩu khắp các cành cao, cành thấp mới cảm nhận được nỗ lực chịu thương, chịu khó học hỏi không ngừng của vợ chồng anh Nguyễn Văn Thuyết để có được những bí quyết hay và thành quả của ngày hôm nay.

Đây là mô hình nằm trong chương trình Đề án về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng nhằm mục tiêu tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp người nuôi từng bước tiếp cận với phương thức sản xuất mới từ đó nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Cá chày mắt đỏ là một trong những loài cá bản địa sống ở các sông, hồ tự nhiên khu vực phía Bắc, đến nay trở nên quý hiếm do sản lượng ngày càng suy kiệt. Việc nhân giống cá chày mắt đỏ và phổ biến quy trình nhân giống có ý nghĩa lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học tự nhiên, đồng thời gợi mở cho các hộ nuôi trồng thủy sản một hướng phát triển kinh tế tiềm năng.

Nằm ở lưu vực sông Sêrêpôk đoạn qua xã Ea Na, huyện Krông Ana, nơi nối liền hai huyện Krông Ana (tỉnh Dak Lak) và huyện Krông Nô (tỉnh Dak Nông) có một trang trại cá diêu hồng, với sản lượng cá xuất ra hàng ngày lên tới 3-5 tấn. Vì nằm trên cồn, biệt lập với đất liền nên người dân quanh vùng đặt tên cho nơi này là "đảo cá".