Cà Phê 3 Lần 3

Để thích ứng hơn nữa với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và trình độ kỹ thuật canh tác của tỉnh miền núi Lâm Đồng, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng vừa bổ sung quy trình sản xuất cà phê bền vững theo phương pháp “3 lần 3” (3 phải, 3 giảm và 3 tăng) để chuyển giao rộng rãi cho người nông dân.
Thống kê mới nhất của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết: Diện tích cà phê toàn tỉnh Lâm Đồng đến nay có khoảng 151.493 ha. Trong đó địa phương có số lượng diện tích trồng cà phê tập trung nhiều nhất là huyện Di Linh (41.521ha), kế tiếp là huyện Lâm Hà (39.918 ha), huyện Bảo Lâm (27.462 ha), huyện Đức Trọng (16.852 ha), Bảo Lộc (8.819 ha) và Đà Lạt (5.000ha)... Là một cây trồng chủ lực, so với tổng giá trị sản xuất hàng năm của ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, cà phê hiện chiếm tỷ trọng khoảng 44%. Tính từ năm 2005 đến nay, kết hợp với các biện pháp thâm canh đầu tư vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng hệ thống thủy lợi tưới tiêu quanh năm, cây cà phê ở Lâm Đồng đã và đang được nông dân tích cực chuyển đổi từ cây già cỗi, kém hiệu quả sang trồng mới hoặc ghép cải tạo các giống đầu dòng mới đạt năng suất và chất lượng cao hơn. Kết quả năng suất cà phê nhân trung bình trong năm 2005 chỉ mới đạt từ 1,83 tấn/ha, đến năm 2012 đã đạt trên 2,48 tấn/ha, ước vụ mùa năm 2013 sẽ đạt khoảng 2,8 tấn/ha.
Mục tiêu đề ra đến 2015 sẽ đạt trung bình từ 3 tấn/ha trở lên, nhiều chương trình, dự án nâng cao “năng lực cạnh tranh” của cà phê Lâm Đồng đã được triển khai và thu được những kết quả đáng kể trong vài năm gần đây. Điển hình như nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê đóng trên địa bàn Lâm Đồng đã thực hiện các gói thầu hỗ trợ nông dân sản xuất cà phê bền vững, được cấp giấy chứng nhận đạt các tiêu chuẩn UTZ, 4C... với diện tích khoảng 40.000 ha tại các vùng trọng điểm nêu trên.
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đánh giá, kết quả sản xuất cà phê bền vững bước đầu nêu trên đang tạo ra điểm xuất phát mới để Lâm Đồng tập trung thâm canh, tăng năng suất và chất lượng cà phê hàng hóa được chứng nhận các giá trị tiêu chuẩn toàn cầu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước... Tuy vậy, khi đi sâu vào phân tích thực trạng sản xuất cà phê ở Lâm Đồng vẫn đang tồn tại những “bài toán” với nhiều khó khăn và thách thức không nhỏ như: Hiện có 22,5% diện tích cà phê già cỗi, năng suất kém (trồng từ 15 đến 20 năm); 18,7% diện tích cà phê trồng trên đất kém thích nghi (độ dốc cao, thiếu nước tưới, thiếu dưỡng chất...) và chỉ mới đạt 2% tỷ lệ vườn cà phê có trồng cây che bóng...
Ngoài ra, việc tưới nước đối với cây cà phê chưa được người nông dân Lâm Đồng tiến hành đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất. Chẳng hạn có đến 14% diện tích cà phê thiếu nước trong mùa khô do canh tác trên địa hình đồi núi cao thì ngược lại ở dưới địa hình thung lũng sâu, cũng chiếm không ít tỷ lệ diện tích cà phê lại thừa nước tưới từ 600-700m3/ha/vụ. Rồi do quy mô nông hộ sản xuất nhỏ lẻ - dưới 1ha (chiếm đến hơn 62% diện tích), quanh năm bón phân không cân đối các nguyên tố đa lượng, hoặc quá thừa nhiều chất phân đạm; khi thu hoạch với tỷ lệ hái cà phê xanh còn quá nhiều lên tới hơn 80% (tập trung phần lới đối với cà phê vối), đã dẫn đến chất lượng sản phẩm cà phê thành phẩm gặp nhiều hạn chế khi đưa ra thị trường cạnh tranh...
Để đạt cà phê bền vững theo tiêu chuẩn toàn cầu, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đang phổ biến cho nông dân ứng dụng kỹ thuật sản xuất “3 lần 3” gồm 3 phải, 3 tăng và 3 giảm. Đó là phải sử dụng nguồn giống cà phê có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, sạch sâu bệnh; phải trồng các loại cây che bóng phù hợp; phải thu hoạch trái cà phê đúng độ chín. Thứ hai là giảm số lượng bón phân đạm; giảm nước tưới và giảm thuốc bảo vệ thực vật. Thứ ba là tăng chất lượng; tăng hiệu quả và tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm cà phê.
Cụ thể, phải chọn các giống cà phê vối; giống cà phê chè Catimor, chồi ghép lấy từ các vườn đầu dòng, vườn nhân chồi được công nhận và cấp phép sản xuất. Các loại cây che bóng cà phê phải là cây keo dậu, cây muồng đen, cây sầu riêng, bơ, chôm chôm, mít, mắc ca… với mật độ từ 60 - 80 cây/ha. Khi thu hoạch tỉ lệ trái chín cần phải chiếm trên 95%. Khuyến khích sử dụng hệ thống tiết kiệm từ 20-30% lượng nước tưới. Tạo môi trường, điều kiện cho thiên địch phát triển để phòng trừ sâu bệnh gây hại...
“Hiện nay, Lâm Đồng có trên 23.000ha cà phê cần phải trồng tái canh, ghép cải tạo, trồng mới nên việc áp dụng biện pháp kỹ thuật “3 phải, 3 giảm, 3 tăng” càng rất cần thiết hơn bao giờ hết...” - ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn nói.Để thích ứng hơn nữa với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và trình độ kỹ thuật canh tác của tỉnh miền núi Lâm Đồng, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng vừa bổ sung quy trình sản xuất cà phê bền vững theo phương pháp “3 lần 3” (3 phải, 3 giảm và 3 tăng) để chuyển giao rộng rãi cho người nông dân.
Thống kê mới nhất của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết: Diện tích cà phê toàn tỉnh Lâm Đồng đến nay có khoảng 151.493 ha. Trong đó địa phương có số lượng diện tích trồng cà phê tập trung nhiều nhất là huyện Di Linh (41.521ha), kế tiếp là huyện Lâm Hà (39.918 ha), huyện Bảo Lâm (27.462 ha), huyện Đức Trọng (16.852 ha), Bảo Lộc (8.819 ha) và Đà Lạt (5.000ha)... Là một cây trồng chủ lực, so với tổng giá trị sản xuất hàng năm của ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, cà phê hiện chiếm tỷ trọng khoảng 44%. Tính từ năm 2005 đến nay, kết hợp với các biện pháp thâm canh đầu tư vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng hệ thống thủy lợi tưới tiêu quanh năm, cây cà phê ở Lâm Đồng đã và đang được nông dân tích cực chuyển đổi từ cây già cỗi, kém hiệu quả sang trồng mới hoặc ghép cải tạo các giống đầu dòng mới đạt năng suất và chất lượng cao hơn. Kết quả năng suất cà phê nhân trung bình trong năm 2005 chỉ mới đạt từ 1,83 tấn/ha, đến năm 2012 đã đạt trên 2,48 tấn/ha, ước vụ mùa năm 2013 sẽ đạt khoảng 2,8 tấn/ha.
Mục tiêu đề ra đến 2015 sẽ đạt trung bình từ 3 tấn/ha trở lên, nhiều chương trình, dự án nâng cao “năng lực cạnh tranh” của cà phê Lâm Đồng đã được triển khai và thu được những kết quả đáng kể trong vài năm gần đây. Điển hình như nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê đóng trên địa bàn Lâm Đồng đã thực hiện các gói thầu hỗ trợ nông dân sản xuất cà phê bền vững, được cấp giấy chứng nhận đạt các tiêu chuẩn UTZ, 4C... với diện tích khoảng 40.000 ha tại các vùng trọng điểm nêu trên.
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đánh giá, kết quả sản xuất cà phê bền vững bước đầu nêu trên đang tạo ra điểm xuất phát mới để Lâm Đồng tập trung thâm canh, tăng năng suất và chất lượng cà phê hàng hóa được chứng nhận các giá trị tiêu chuẩn toàn cầu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước... Tuy vậy, khi đi sâu vào phân tích thực trạng sản xuất cà phê ở Lâm Đồng vẫn đang tồn tại những “bài toán” với nhiều khó khăn và thách thức không nhỏ như: Hiện có 22,5% diện tích cà phê già cỗi, năng suất kém (trồng từ 15 đến 20 năm); 18,7% diện tích cà phê trồng trên đất kém thích nghi (độ dốc cao, thiếu nước tưới, thiếu dưỡng chất...) và chỉ mới đạt 2% tỷ lệ vườn cà phê có trồng cây che bóng...
Ngoài ra, việc tưới nước đối với cây cà phê chưa được người nông dân Lâm Đồng tiến hành đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất. Chẳng hạn có đến 14% diện tích cà phê thiếu nước trong mùa khô do canh tác trên địa hình đồi núi cao thì ngược lại ở dưới địa hình thung lũng sâu, cũng chiếm không ít tỷ lệ diện tích cà phê lại thừa nước tưới từ 600-700m3/ha/vụ. Rồi do quy mô nông hộ sản xuất nhỏ lẻ - dưới 1ha (chiếm đến hơn 62% diện tích), quanh năm bón phân không cân đối các nguyên tố đa lượng, hoặc quá thừa nhiều chất phân đạm; khi thu hoạch với tỷ lệ hái cà phê xanh còn quá nhiều lên tới hơn 80% (tập trung phần lới đối với cà phê vối), đã dẫn đến chất lượng sản phẩm cà phê thành phẩm gặp nhiều hạn chế khi đưa ra thị trường cạnh tranh...
Để đạt cà phê bền vững theo tiêu chuẩn toàn cầu, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đang phổ biến cho nông dân ứng dụng kỹ thuật sản xuất “3 lần 3” gồm 3 phải, 3 tăng và 3 giảm. Đó là phải sử dụng nguồn giống cà phê có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, sạch sâu bệnh; phải trồng các loại cây che bóng phù hợp; phải thu hoạch trái cà phê đúng độ chín. Thứ hai là giảm số lượng bón phân đạm; giảm nước tưới và giảm thuốc bảo vệ thực vật. Thứ ba là tăng chất lượng; tăng hiệu quả và tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm cà phê.
Cụ thể, phải chọn các giống cà phê vối; giống cà phê chè Catimor, chồi ghép lấy từ các vườn đầu dòng, vườn nhân chồi được công nhận và cấp phép sản xuất. Các loại cây che bóng cà phê phải là cây keo dậu, cây muồng đen, cây sầu riêng, bơ, chôm chôm, mít, mắc ca… với mật độ từ 60 - 80 cây/ha. Khi thu hoạch tỉ lệ trái chín cần phải chiếm trên 95%. Khuyến khích sử dụng hệ thống tiết kiệm từ 20-30% lượng nước tưới. Tạo môi trường, điều kiện cho thiên địch phát triển để phòng trừ sâu bệnh gây hại...
“Hiện nay, Lâm Đồng có trên 23.000ha cà phê cần phải trồng tái canh, ghép cải tạo, trồng mới nên việc áp dụng biện pháp kỹ thuật “3 phải, 3 giảm, 3 tăng” càng rất cần thiết hơn bao giờ hết...” - ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn nói.
Có thể bạn quan tâm

Ngày đầu tuần tháng 1, sau chuyến đi biển cuối năm gặp trục trặc về máy móc, tàu câu mực lớn nhất Đà Nẵng ĐNa 90567 được ngư dân Trần Văn Mười cho lên đà bảo dưỡng. Phút rảnh rỗi, Trần Văn Mười tâm sự: “Tuy năm nay mất mùa mực, song giá mực cao hơn năm ngoái khoảng 25.000 đồng/kg, nên thu nhập cũng khá cao so với các nghề khác.

Sò huyết được nuôi xen canh với tôm, cua tại các vuông nuôi thủy sản vùng nước mặn của Cà Mau, tập trung nhiều ở huyện Cái Nước. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước thống kê cả huyện có trên 6.600ha sò huyết, tập trung nhiều ở xã Đông Thới và Trần Thới.

Trước nhu cầu sử dụng các tuyến ống để phục vụ thoát nước thải và cấp nước mặn trong nuôi tôm chân trắng ở các xã ven biển huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), UBND tỉnh đã hỗ trợ trang cấp hơn 40 ngàn ống PVC các loại, 195 ống buy bê tông các loại và nhiều phụ kiện vật tư khác.

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được huyện tập trung, thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã xử lý 146 trường hợp, trong đó có 14 trường hợp giã cào bay hoạt động sai tuyến. Đồng thời, tổ chức 2 lớp tập huấn cho 200 ngư dân tại xã Phước Thể về công tác nâng cao năng lực ứng phó với bão lốc khi ra biển hoạt động.

Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Cái trong những ngày qua. Điều đáng nói, đây là những lứa cá mà người dân đang chăm sóc với hy vọng xuất bán vào đợt cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới. Trước tình trạng này, nhiều hộ nuôi cá đã bán đổ bán tháo với giá thấp hơn nhiều so với bình thường.