Cá Nuôi Lồng Bè Của Ngư Dân Kiên Giang Chết Hàng Loạt

Ông Nguyễn Hữu Thành, Chủ tịch UBND xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, cho biết: Hiện nay, có hơn 40% số lượng nuôi cá lồng bè của ngư dân trên xã đảo chết đồng loạt (ảnh). Đặc biệt trong số này có nhiều bè cá mú sao đạt trọng lượng từ 800 – 900 gram sắp đến kỳ thu hoạch. Nguyên nhân có thể là do một loại sứa xuất hiện dày đặc trong những ngày vừa qua và dòng nước đứng làm giảm lượng ôxy trong nước khiến cá chết hàng loạt.
Trước tình hình này, UBND xã Hòn Nghệ đã thông báo cho Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Kiên Giang và UBND huyện Kiên Lương, các ngành chức năng để tìm hiểu nguyên nhân chính xác cá chết. Song song đó, UBND xã hướng dẫn bà con bằng mọi biện pháp tạo ôxy cho cá hoặc di dời lồng bè đến những nơi có dòng nước chảy để cứu số cá nuôi còn lại.
Hòn Nghệ là một trong 2 xã đảo của huyện Kiên Lương, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi thủy sản. Toàn xã đảo hiện có hơn 600 bè nuôi với số lượng trên 250 ngàn con, gồm các loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá mú sao, cá bóp...
Có thể bạn quan tâm

Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, vùng rau an toàn của thị trấn Vạn Hà chuyên canh với nhiều lứa cây trồng quanh năm. Những cây trồng chủ yếu là các loại rau màu như: cà chua, cải bắp, đậu cô ve, đậu đũa, mướp đắng, các loại rau cải. Nhiều loại rau, củ được trồng trái vụ nên cho giá trị kinh tế khá cao.

Ông Nguyễn Văn Châu, hộ chuyên nuôi bò ở xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu, An Giang) cho biết, giá bê cái trên thị trường liên tục tăng cao.

Thực hiện phương án này, lớp đất mặt của diện tích đất lúa chuyển mục đích sử dụng sẽ được nạo vét, sau đó chuyển đến khu đất cần cải tạo. Khu đất cải tạo sẽ được san phẳng, gia cố bờ vùng, bờ thửa và cày bừa lại. Tổng kinh phí để thực hiện phương án này là 170 triệu đồng, do các chủ đầu tư chi trả.

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị số 14 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã.

Các mô hình trồng rừng để phát triển kinh tế cũng được quan tâm. Điển hình là mô hình thâm canh cây gỗ lớn, như: xoan, lát tại xã Mường Lý với quy mô 8 ha, có 16 hộ gia đình tham gia. Qua kiểm tra sơ bộ cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt từ 85 đến 90%...