Cá Nuôi Lồng Bè Của Ngư Dân Kiên Giang Chết Hàng Loạt

Ông Nguyễn Hữu Thành, Chủ tịch UBND xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, cho biết: Hiện nay, có hơn 40% số lượng nuôi cá lồng bè của ngư dân trên xã đảo chết đồng loạt (ảnh). Đặc biệt trong số này có nhiều bè cá mú sao đạt trọng lượng từ 800 – 900 gram sắp đến kỳ thu hoạch. Nguyên nhân có thể là do một loại sứa xuất hiện dày đặc trong những ngày vừa qua và dòng nước đứng làm giảm lượng ôxy trong nước khiến cá chết hàng loạt.
Trước tình hình này, UBND xã Hòn Nghệ đã thông báo cho Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Kiên Giang và UBND huyện Kiên Lương, các ngành chức năng để tìm hiểu nguyên nhân chính xác cá chết. Song song đó, UBND xã hướng dẫn bà con bằng mọi biện pháp tạo ôxy cho cá hoặc di dời lồng bè đến những nơi có dòng nước chảy để cứu số cá nuôi còn lại.
Hòn Nghệ là một trong 2 xã đảo của huyện Kiên Lương, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi thủy sản. Toàn xã đảo hiện có hơn 600 bè nuôi với số lượng trên 250 ngàn con, gồm các loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá mú sao, cá bóp...
Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thẩm định và phê duyệt cho vay vốn đóng mới nâng cấp tàu, vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Chúng tôi có dịp đến nhiều địa phương để cảm nhận sự đổi thay trong phát triển nông nghiệp của người dân Triệu Phong (Quảng Trị). Đây là kết quả của nhiều chính sách mà cấp ủy, chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương áp dụng vào thực tế trong suốt thời gian qua.

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.

Ngày 21-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có cuộc họp với các sở, ngành liên quan để nghe báo cáo và xử lý những kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.
Hiện nay đang vào mùa lũ, nhiều nông dân ở các huyện Lấp Vò, Lai Vung tận dụng ao, mương hoặc ruộng không trồng lúa cho nước vào để trồng ấu Đài Loan. Ấu cũng đã trở thành cây trồng chính của nhiều hộ gia đình ít đất canh tác.