Cá Nuôi Lồng Bè Của Ngư Dân Kiên Giang Chết Hàng Loạt

Ông Nguyễn Hữu Thành, Chủ tịch UBND xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, cho biết: Hiện nay, có hơn 40% số lượng nuôi cá lồng bè của ngư dân trên xã đảo chết đồng loạt (ảnh). Đặc biệt trong số này có nhiều bè cá mú sao đạt trọng lượng từ 800 – 900 gram sắp đến kỳ thu hoạch. Nguyên nhân có thể là do một loại sứa xuất hiện dày đặc trong những ngày vừa qua và dòng nước đứng làm giảm lượng ôxy trong nước khiến cá chết hàng loạt.
Trước tình hình này, UBND xã Hòn Nghệ đã thông báo cho Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Kiên Giang và UBND huyện Kiên Lương, các ngành chức năng để tìm hiểu nguyên nhân chính xác cá chết. Song song đó, UBND xã hướng dẫn bà con bằng mọi biện pháp tạo ôxy cho cá hoặc di dời lồng bè đến những nơi có dòng nước chảy để cứu số cá nuôi còn lại.
Hòn Nghệ là một trong 2 xã đảo của huyện Kiên Lương, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi thủy sản. Toàn xã đảo hiện có hơn 600 bè nuôi với số lượng trên 250 ngàn con, gồm các loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá mú sao, cá bóp...
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình khó khăn chung của nghề trồng lúa, nhiều bà con nông dân có khuynh hướng tìm kiếm những giống lúa mới đạt giá trị kinh tế cao hơn để tiếp tục canh tác. Trong đó giống lúa Nhật (ĐS1) được nhiều nông dân ưa chuộng và tìm trồng.

Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa phương đang tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, khuyến cáo nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp hiệu quả nhằm phòng chống bệnh đốm trắng đang gây hại trên cây thanh long.

Đến xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội dễ dàng nhận thấy những đàn trâu nhởn nhơ ăn cỏ ven đê. Ở Tứ Hiệp, số hộ nuôi trâu không nhiều nhưng lại có nguồn thu tương đối cao, trong đó phải kể đến gia đình ông Nguyễn Văn Báu, thôn Đồng Trì.

Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Lào Cai tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên sức tiêu thụ thủy sản gặp khó khăn, bởi giá bán thấp.

Đồng hành với việc chăn nuôi phát triển là dịch bệnh xuất hiện. Khoảng 1 thập niên qua, dịch bệnh trong chăn nuôi xuất hiện nhiều hơn, lan rộng và nhanh hơn, như cúm gia cầm, heo tai xanh, lở mồm long móng làm ngành chăn nuôi không ít lần lúng túng, người nuôi lao đao vì thiệt hại nặng nề.