Cá nuôi lồng bè chết nhiều

Ông cho hay: Không ngờ đợt mưa lớn ảnh hưởng từ cơn bão số 3 gây thiệt hại nặng nề đến hoạt động nuôi cá lồng bè trên sông Cu Đê như vậy. 2-3 năm nuôi cá trên sông, mưa lũ cũng đã xảy ra nhiều đợt, thế nhưng chưa khi nào 100% cá nuôi chết như đợt này.
Nhiều người đã chỉ ra nguyên nhân cá chết hàng loạt là do nước từ thượng nguồn đổ về lớn một phần, phần chính do bùn đất từ đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn- Túy Loan đang triển khai phía trên triền đồi đổ xuống, làm đục ngầu cả dòng sông, gây yếm khí dẫn đến cá chết rất nhanh, không kịp trở tay.
Tính ra, vụ cá này gia đình ông mất đứt 20 tấn cá, trị giá khoảng 800 triệu đồng. Sau sự việc này, có lẽ cơ quan chức năng, nhất là Sở NN- PTNT Đà Nẵng cần tính toán kỹ hơn việc nuôi cá trên sông Cu Đê và không nên cho phát triển thêm trong thời gian đường Hồ Chí Minh, đoạn La Sơn- Túy Loan đang triển khai phía trên...
Có thể bạn quan tâm

Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.

Cá nàng hai có giá trị kinh tế khá cao trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là tỷ lệ sinh sản rất thấp, ThS. Phạm Phú Hùng, giám đốc Trung tâm thủy sản Long An, và cộng sự đã thực hiện một số biện pháp sản xuất giống cá nàng hai quy mô nông hộ giúp người nông dân có thể tự nhân giống và nuôi cá thành công ngay tại ao nhà.

Sau thời gian dài đánh bắt thua lỗ, từ đầu tháng 3-2014 đến nay, ngư dân Phú Yên đột ngột trúng đậm cá ngừ đại dương với sản lượng bình quân 1,5 tấn, có tàu đạt trên 3 tấn, lãi hơn 300 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Xuân Bình - giám đốc Cơ quan thú y vùng VI (Bộ NN&PTNT) - từ đầu năm đến ngày 15-3, các công ty đã nhập khẩu thông quan tại đơn vị này 22.000 con bò sống từ Úc.

Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) không chỉ phát triển ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mà ngay những địa phương quanh năm thuần nước ngọt như Đồng Tháp cũng bắt đầu mở rộng diện tích thả nuôi.