Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá nuôi chết nổi trắng ao, nông dân mất tiền tỷ

Cá nuôi chết nổi trắng ao, nông dân mất tiền tỷ
Ngày đăng: 28/09/2015

Mặt ao trắng xác cá

Về xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ vào những ngày này đi đến đâu chúng tôi cũng thấy nồng nặc mùi cá chết, những mặt ao trắng xóa bởi xác cá chết.

Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Phạm Khắc Lâm – Chủ tịch UBND xã Quang Phục nói:

“Cá chết nhiều chưa từng có, đến hôm nay mưa lũ về nước tràn các ao, hồ mà cá vẫn chết, chúng tôi chẳng có cách gì cứu vãn”.

Ông Lâm cho biết, toàn xã Quang Phục có 60ha nuôi thủy sản với khoảng 300 hộ nuôi đều bị ảnh hưởng trong đợt cá chết hàng loạt vừa qua, trong đó có trên dưới 40ha của 100 hộ nuôi bị ảnh hưởng nặng nhất với trên 50% số cá trong ao nuôi bị chết, thiệt hại hàng trăm triệu đồng/hộ.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương đang vớt cá chết trong ao của gia đình ở xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương).

Từ ngày ao nhà xảy ra hiện tượng cá chết bất thường, bà Nguyễn Thị Thu Hương (49 tuổi) cứ như người mất hồn. Vừa vớt cá chết trong ao, bà Hương vừa nói:

“Đau xót quá, từ đầu năm thả nuôi đến tháng 5 cá gần được thu hoạch, không hiểu vì sao thấy cá chết chìm đáy, rồi nổi trắng hàng loạt. Gia đình đã mua đủ các loại thuốc chữa cũng không cứu được con nào”.

Bà Hương cho biết thêm, nhà thả nuôi 6 mẫu ao đủ các loại cá trắm, chép, rô phi…, đến giờ số lượng cá chết đã lên tới hơn 4 tấn, tính cả chi phí đầu tư thức ăn, cơ sở hạ tầng khoảng gần 1 tỷ đồng. “Bao nhiêu tiền vay ngoài, đến giờ trắng tay, gia đình tôi không biết lấy đâu ra để trả nợ nữa…” – bà Hương ngậm ngùi.

Tình trạng cá chết hàng loạt cũng xảy ra tại xã Đại Hợp. Hơn 10 năm kinh nghiệm nuôi cá rô phi, nhưng ông Nguyễn Đình Toản ở thôn Đô Trung, xã Đại Hợp cũng không có cách nào cứu được cho 30 mẫu ao cá của mình.

“Đầu tháng 5, thấy các ao cá bắt đầu xuất hiện tình trạng chết, tôi đã mua máy về tạo ôxy, rồi mua thuốc về đổ, nhưng cá chết vẫn không hề giảm mà còn nặng hơn, đành huy động người vớt bỏ vào bao tải mang đi chôn thôi” – ông Toản nói.

Để đầu tư xây dựng hạ tầng và cá giống và thức ăn, ông Toản đã đi thế chấp vay ngân hàng gần 3 tỷ đồng, cá thả nuôi đến gần ngày thu hoạch lại bị chết nhiều, khiến gia đình ông điêu đứng.

“Mong các cơ quan nhà nước sớm vào cuộc để hỗ trợ nông dân chúng tôi chứ để bà con “tự bơi” thế này, không biết đến bao giờ mới thu hồi được vốn mà trả nợ ngân hàng” – ông Toản chia sẻ.

Do nắng nóng hay do chất thải?

Theo các hộ nuôi cá ở Tứ Kỳ, do vừa qua nắng nóng kéo dài, đã dẫn đến tình trạng nguồn nước trong các ao bị cạn kiệt, mật độ nuôi lại nhiều nên dẫn đến tình trạng cá chết.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Khắc Lâm- Chủ tịch UBND xã Quang Phục, nguyên nhân chính vẫn là do bà con đổ cám công nghiệp nhiều xuống ao, cá không ăn hết đã dẫn đến việc tồn một lượng lớn thức ăn trong ao, gây ra hiện tượng ô nhiễm nặng nguồn nước trong ao.

Cũng theo ông Lâm, ngay khi nắm được thông tin  cá chết, xã đã cử cán bộ xuống các thôn để khảo sát và tuyên truyền cho người dân cách xử lý đào hố chôn lấp cá, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường. Đồng thời, hướng dẫn bà con vớt và xử lý nước trong ao kịp thời để tránh lây lan dịch bệnh.

“Do lượng cá chết quá nhiều, không có chỗ chôn, nhiều hộ đã lợi dụng đêm tối đổ cá thối ra các bãi rác khiến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xã phải huy động công an, dân quân đi dọn dẹp mới đỡ được” – ông Lâm cho biết.

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Văn Khuông – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tứ Kỳ cho biết, trong đợt nắng nóng lịch sử diễn ra vào tháng 5-6 vừa qua đã khiến cho tình trạng dịch bệnh gia tăng tại các ao, đầm nuôi thủy sản ở các xã của huyện, khiến tình trạng cá chết hàng loạt.

“Do huyện, tỉnh không có chủ trương, chính sách hỗ trợ, nên chúng tôi cũng không yêu cầu các xã thống kê thiệt hại cụ thể. Nhìn chung, đến thời điểm này, các hộ nuôi tại 27 xã, thị trấn của huyện đã thả nuôi cá trở lại”- ông Khuông nói. 

Theo các chuyên gia thủy sản, với những ao nuôi bị ô nhiễm, cá bị nhiễm độc, thiếu ôxy, nổi đầu chết thì phải dùng máy quạt nước, hóa chất làm tăng ôxy để làm tăng lượng ôxy hòa tan và đẩy các khí độc ra khỏi ao.

Tiến hành khử trùng nước ao bằng hóa chất khử trùng (ví dụ như dùng Vicato với liều lượng 0,5 - 0,8 g/m3 nước).

Sau khi khử trùng nước, dùng các chế phẩm sinh học như Bio DW, EMC… theo hướng dẫn của nhà sản xuất để phân hủy các chất dư thừa, giảm chất độc đồng thời khôi phục hệ vi sinh có lợi trong nước. Dùng men tiêu hóa, vitamin và khoáng chất tăng cường sức khỏe cho cá nuôi.  


Có thể bạn quan tâm

Lâm Thao Sản Xuất Vụ Chiêm Xuân Theo Hướng Nâng Cao Chất Lượng Nông Sản Lâm Thao Sản Xuất Vụ Chiêm Xuân Theo Hướng Nâng Cao Chất Lượng Nông Sản

Đồng chí Cao Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Để ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, vụ chiêm xuân năm nay huyện tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình khuyến nông nhằm chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao gắn với việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

23/01/2015
Đỗ Sơn Phát Huy Thế Mạnh Sản Xuất Vụ Xuân Đỗ Sơn Phát Huy Thế Mạnh Sản Xuất Vụ Xuân

Phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời luôn xác định mục tiêu vụ xuân là tiền đề, tạo động lực cho các vụ tiếp theo, UBND xã đã chỉ đạo các thành viên ban chỉ đạo sản xuất; HTX dịch vụ nông nghiệp và các trưởng khu dân cư khuyến cáo, tuyên truyền bà con thực hiện đúng khung lịch thời vụ của tỉnh, huyện giao.

23/01/2015
Phát Triển Cây Sắn Như Thế Nào Vẫn Là Câu Hỏi Chưa Lời Đáp Phát Triển Cây Sắn Như Thế Nào Vẫn Là Câu Hỏi Chưa Lời Đáp

Giai đoạn từ những năm 1990 về trước trên đồi Phú Thọ bát ngát đâu đâu cũng là sắn, sắn là nguồn lương thực chủ yếu không chỉ cho người mà còn chăn nuôi, có năm diện tích lên tới đến 55-60 ngàn ha, sản lượng lên tới hàng chục vạn tấn củ tươi.

23/01/2015
Thanh Sơn Chủ Động Trữ Nước Phục Vụ Sản Xuất Vụ Chiêm Thanh Sơn Chủ Động Trữ Nước Phục Vụ Sản Xuất Vụ Chiêm

Trước tình hình đó, để đảm bảo vụ xuân đạt kết quả cao, huyện Thanh Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo sản xuất, phân công cán bộ bám sát, chỉ đạo đến từng xã để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc đề xuất những giải pháp giải quyết, huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn, phòng chuyên môn hướng dẫn bà con nông dân khẩn trương làm dầm với diện tích đất trũng và cày ải đối với diện tích không trồng cây vụ đông.

23/01/2015
Tăng Cường Chỉ Đạo Gieo Cấy Đúng Khung Lịch Thời Vụ Tăng Cường Chỉ Đạo Gieo Cấy Đúng Khung Lịch Thời Vụ

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết vụ Chiêm xuân năm 2014 - 2015, đặc biệt theo dự báo là vụ đông xuân ấm, nếu không chỉ đạo quyết liệt về thời vụ để xảy ra tình trạng gieo cấy các giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn trước khung lịch thời vụ dẫn đến lúa trỗ sớm, gặp rét muộn sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.

23/01/2015