Cá nước ngọt sốt giá, bưởi trung thu bán chạy

Tăng cao nhất là cá lóc với giá sỉ dao động từ 45 - 55 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 10 ngàn đồng/kg so với đầu tháng 9. Các loại cá diêu hồng, rô phi, cá chép… cũng tăng từ 2 - 3 ngàn đồng/kg. Nguyên nhân các loại cá nước ngọt tăng giá là do nguồn cung thu hẹp.
Thời gian qua, các vùng nuôi cá nước ngọt của Đồng Nai, như: xã Sông Trầu, xã Bắc Sơn (huyện Trảng Bom), xã Tân An, Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu)... người nuôi cá bị thiệt hại nặng vì liên tiếp bị ngập lụt, làm thu hẹp nguồn cung.
Gần trung thu, nhu cầu mua bưởi làm quà biếu tăng cao khiến bưởi sốt giá.
Tăng cao nhất là bưởi đường lá cam vì nhiều nhà vườn ở Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu) tập trung cho vụ bưởi tết nên sản lượng cung cấp ra thị trường mùa trung thu có hạn.
Theo đó, bưởi đường lá cam loại 1 đang đứng ở mức 700 ngàn đồng/chục, tăng 200 ngàn đồng/chục so với tháng trước.
Bưởi da xanh ruột hồng đang ở mức 48 - 50 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 10 ngàn đồng/kg so với tháng trước.
Có thể bạn quan tâm

Từ lâu, người dân ở các vùng An Ninh, Vạn Ninh... thuộc huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vẫn quen chăn nuôi trâu, bò theo lối chăn thả, phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên.

Thói quen chăn nuôi bò đàn thả rông trong khi nắng hạn kéo dài đã khiến người nuôi bò ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) ngày càng lo lắng vì bò thiếu thức ăn.

Hiện giờ, giá bán gia súc gia cầm (GSGC) đang tăng mạnh, nhưng người chăn nuôi trong tỉnh Quảng Ngãi lại khó tái đàn vì thiếu vốn lẫn con giống...

Anh Nguyễn Văn Phúc, thôn Trại Dọc, xã Bình Khê (Đông Triều - Quảng Ninh) được mọi người biết đến là một người sản xuất kinh doanh giỏi. Hiện anh đang là chủ của một trang trại chăn nuôi với tổng doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Cụ thể, trong hai tuần qua (từ 2-15/4), 5 tỉnh gồm Khánh Hòa, Vĩnh Long, Hà Giang, Bình Thuận và Bến Tre có ổ dịch cũ đều đã qua 21 ngày; các địa phương này đã công bố hết dịch và trên cả nước không có ổ dịch mới phát sinh.