Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cả nước có trên 12.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại

Cả nước có trên 12.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại
Ngày đăng: 24/06/2015

Sóc Trăng trước đây là điểm nóng tôm nuôi bị thiệt hại trong năm 2014, chiếm trên 50% tổng diện tích bị thiệt hại của cả nước. Do đó, năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Thú y phối hợp với Tổng cục Thủy sản và các đơn vị liên quan của tỉnh Sóc Trăng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Nhờ có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, đến nay, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại tại tỉnh này chỉ bằng khoảng 55% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó diện tích nuôi tôm bị bệnh chỉ bằng 32%.

Cục Thú y dự báo, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại và bị bệnh đang có chiều hướng tăng mạnh và sẽ tăng cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 sau đó giảm dần. Do đó, từ nay đến cuối năm, Cục Thú y tiếp tục triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại Sóc Trăng. Đồng thời, tổ chức rà soát, rút kinh nghiệm và phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm tại các tỉnh khác, nhất là các tỉnh có diện tích bị thiệt hại lớn như Bạc Liêu.

Cùng với việc tăng cường cho hệ thống thú y cơ sở về công tác thú y thủy sản; tập huấn nâng cao năng lực về bệnh và các biện pháp phòng, chống, Cục Thú y cũng hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở sản xuất cho mục đích xuất khẩu áp dụng nghiêm ngặt các điều kiện vệ sinh thú y, giám sát dịch bệnh để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Cục Thú y cho biết, Cục sẽ hướng dẫn các địa phương tổ chức xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; trước mắt tập trung vào các cơ sở sản xuất tôm giống.

Từ cuối năm 2014 và đầu năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tổ chức các hội nghị và ban hành các văn bản chỉ đạo và quán triệt tinh thần chủ động phòng, chống dịch bệnh. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ, năm 2015 đã có 45 tỉnh, thành phố có kế hoạch và bố trí kinh phí gần 50 tỷ đồng nên các biện pháp phòng, chống từng bước có hiệu quả.

Đặc biệt, các địa phương chuyển giao nhiệm vụ thú y thủy sản cho Chi cục Thú y quản lý nên đã từng bước huy động lực lượng và các nguồn lực của thú y trên cạn cho công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Tuy nhiên, vẫn còn những địa phương chưa thực hiện công tác này như Trà Vinh nên đến thời điểm hiện nay là tỉnh có diện tích thiệt hại lớn nhất cả nước.

Bên cạnh đó, công tác chủ động giám sát dịch bệnh đối với bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy trên tôm nuôi nước lợ đã được ngành đặc biệt quan tâm chỉ đạo và có sự phối hợp với 8 tỉnh là Quảng Ninh, Nam Định, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Sóc Trăng.


Có thể bạn quan tâm

Phải Giữ Vùng Tôm – Lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Phải Giữ Vùng Tôm – Lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Trước xu thế nông dân hướng đến nuôi tôm thẻ chân trắng và nâng cấp quy trình nuôi bán thâm canh tăng nhanh, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã tổ chức chuyến khảo sát vùng nuôi tôm trên địa bàn và nhất quán quan điểm chỉ đạo sản xuất vụ nuôi tôm năm 2014

28/03/2014
Nhiều Lồng Cá Bè Nuôi Trên Sông Trà Chết Trắng Nhiều Lồng Cá Bè Nuôi Trên Sông Trà Chết Trắng

Gần 50 hộ dân nuôi cá bè trên sông Trà (thôn Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đang lao đao vì cá trắm cỏ thả nuôi được vài tháng thì chết hàng loạt.

28/03/2014
Tín Hiệu Vui Cho Thủy Sản Xuất Khẩu Tín Hiệu Vui Cho Thủy Sản Xuất Khẩu

Từ đầu năm đến nay, các mặt hàng thủy sản khô và đông lạnh đang có chiều hướng sản xuất và tiêu thụ ổn định. Theo Cục Thống kê, tôm thẻ đông lạnh được xuất nhiều sang Nhật, Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc với gần 3.200 tấn. Mặt hàng mực ống tươi đông lạnh cũng được xuất sang những nước Anh, Đức, Ý, Nhật, Hàn... với con số xấp xỉ mặt hàng tôm đông lạnh. Cho thấy, thế mạnh thủy sản xuất khẩu của Bình Thuận là hai mặt hàng trọng điểm này.

28/03/2014
Tổ Hợp Tác Nuôi Bò Vỗ Béo Nhìn Từ Xã Hòa Sơn (Dak Lak) Tổ Hợp Tác Nuôi Bò Vỗ Béo Nhìn Từ Xã Hòa Sơn (Dak Lak)

Đầu năm 2014, Tổ hợp tác (THT) đoàn kết nuôi bò nhốt thâm canh thôn 8 (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông - Dak Lak) được thành lập trong niềm hân hoan không chỉ riêng bà con nông dân, mà cả với chính quyền địa phương. Hình thức liên kết này mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở một huyện thuần nông.

28/03/2014
Nuôi Chim Trĩ Đỏ Nuôi Chim Trĩ Đỏ

Năm 2011, ông Nguyễn Văn Hoàng (59 tuổi) ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi chim trĩ đỏ, ông đã đầu tư 30 triệu đồng mua chim giống bố mẹ với giá 3 triệu đồng/cặp. Cộng thêm tiền làm chuồng nuôi, tính tất cả đầu tư khoảng 50 triệu đồng.

28/03/2014