Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá ngừ thua lỗ

Cá ngừ thua lỗ
Ngày đăng: 13/05/2015

Chúng tôi có mặt tại cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa. Vào những ngày này, ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương lần lượt cập cảng sau khoảng 1 tháng vươn khơi. Đây là chuyến biển thứ 2 của ngư dân cập cảng trong vụ đánh bắt cá ngừ năm 2015.

Ông Phan Thanh Vũ, ở phường 6, thuyền trưởng tàu PY 96319TS, một tàu đánh bắt cá ngừ có thâm niên vừa cập cảng cho biết, đánh bắt cá ngừ là nghề truyền thống của ngư dân Phú Yên, nhưng chưa năm nào lại gặp khó như năm nay.

Đang vụ chính nhưng sản lượng thấp, mỗi tàu chỉ đánh bắt được từ 600kg-1 tấn. Trong khi chi phí tăng cao, mỗi tàu hao tổn từ 140-180 triệu đồng/chuyến, giá cả thu mua lại thấp khiến thua lỗ.

“Như tàu tôi có 10 thuyền viên. Chuyến biển đầu năm 2015 đánh bắt khá hơn nhiều tàu khác được 1,5 tấn, thế nhưng do bán giá thấp 120 ngàn đồng/kg, nên sau khi trừ tất cả chi phí tàu tôi không có lãi mấy.

Còn chuyến biển này tàu tôi đi từ ngày 19/2 âm lịch cập cảng vào ngày 20/3, cân được 800kg cá ngừ, bán với giá 130 ngàn đồng/kg, trừ chi phí lỗ gần 40 triệu đồng. Do đánh bắt 2 chuyến biển không có lãi nên đời sống bạn thuyền hiện nay rất khó khăn”, ông Vũ than vãn.

Cùng cảnh ngộ, chủ tàu PY 92305TS của ngư dân Lê Văn Giúp, người cùng phường cũng vừa cập cảng đánh bắt được 15 con cá ngừ, tương đương 6,5 tạ, bán với giá từ 125-130 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí lỗ gần 100 triệu đồng.

Gặp chúng tôi, giọng ông Giúp buồn hẳn: “Năm nay dường như luồng cá ngừ thưa hơn mọi năm nên các tàu đánh bắt sản lượng thấp. Tàu tôi đi nhiều ngư trường như Trường Sa, Hoàng Sa… kéo dài 1 tháng 5 ngày, hao tổn gần 180 triệu đồng, nhưng đánh bắt được hơn 6 tạ cá, thu chẳng đủ bù chi.

Sau chuyến biển này tôi dự định vay vốn chuyển nghề sang lưới chuồn như các tàu khác để bạn tàu kiếm sống thôi”.

Đánh bắt cá ngừ thua lỗ nên nhiều tàu đã chuyển sang nghề lưới chuồn. Bởi theo các chủ tàu, so với chuyến đánh bắt cá ngừ kéo dài hơn 1 tháng, đi lưới chuồn chỉ cần khoảng 20 ngày. Nhờ vậy chi phí chuyến biển thấp hơn, chỉ dao động từ 60-70 triệu đồng/chuyến.

 "Hiện nay các tàu chuyển hướng làm ăn đều hoạt động có hiệu quả kinh tế rõ rệt. Các tàu sau khi cập cảng bán cá đều tiếp tục vươn khơi bám biển", ông Thuẫn cho biết.

Mặt khác ngư trường đánh bắt nghề lưới chuồn dồi dào, giá cá chuồn luôn ổn định ở mức từ 19-20 ngàn đồng/kg, ra khơi là có lãi.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp, chủ tàu cá PY-96572, một chủ tàu đánh bắt cá ngừ nay chuyển sang nghề lưới chuồn cho biết: “Hiện nay mỗi chuyến biển đi lưới chuồn tàu tôi đánh bắt được từ 9-10 tấn, trừ chi phí tàu lãi khoảng 100 triệu đồng, chia bạn tàu mỗi người từ 8-10 triệu đồng/người.

Nhờ chuyển qua nghề lưới chuồn hơn 2 tháng nay, nên đời sống bạn tàu có thu nhập ổn định hơn”.

Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6 (TP Tuy Hòa) cho biết, đến nay có khoảng 80% trong tổng số 600 tàu cá xa bờ của tỉnh Phú Yên đã chuyển hẳn sang lưới chuồn; 15% số tàu vừa câu cá ngừ vừa lưới chuồn và chỉ 5% số tàu đang tiếp tục bám biển với nghề câu cá ngừ.

Riêng tại phường 6, trong số 180 tàu đánh bắt xa bờ, hiện đã có 120 chiếc chuyển hẳn sang lưới chuồn. Việc ngư dân chuyển hướng làm ăn nhằm đa dạng hóa sản phẩm, ổn định thu nhập, giúp ngư dân yên tâm bám biển đang được tỉnh khuyến khích.


Có thể bạn quan tâm

Tạm Ngừng Tạm Nhập Tái Xuất Với Gỗ Rừng Tự Nhiên Từ Lào, Campuchia Tạm Ngừng Tạm Nhập Tái Xuất Với Gỗ Rừng Tự Nhiên Từ Lào, Campuchia

Theo đó, bắt đầu từ ngày 8/12/2014, tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên thuộc nhóm HS 44.03 và 44.07 theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

30/10/2014
Công Nghệ Thông Tin Trong Nông Nghiệp Ngỡ Ngàng Và Thán Phục Công Nghệ Thông Tin Trong Nông Nghiệp Ngỡ Ngàng Và Thán Phục

Sau 11 năm diễn ra, đây là lần thứ 2 Việt Nam được quyền đăng cai tổ chức sự kiện quan trọng này. Điều đặc biệt ở diễn đàn năm nay, hơn 700 đại biểu là lãnh đạo các hiệp hội, tập đoàn CNTT hàng đầu của gần 20 nền kinh tế châu Á và châu Đại Dương đã hướng trọng tâm chủ đề diễn đàn cho việc thảo luận các vấn đề ứng dụng của CNTT trong SX nông nghiệp, đặc biệt gắn với bối cảnh nền nông nghiệp Việt Nam đang tái cấu trúc mạnh mẽ.

30/10/2014
Nuôi Ốc Hương Ở Xã Vạn Thọ (Vạn Ninh) Kẻ Khóc, Người Cười Nuôi Ốc Hương Ở Xã Vạn Thọ (Vạn Ninh) Kẻ Khóc, Người Cười

Con ốc hương đã gắn bó với nông dân huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) nhiều năm nay và mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đến vụ nuôi năm nay, trong khi nhiều người vui mừng vì đạt hiệu quả cao thì cũng có không ít hộ lâm vào cảnh thua lỗ do ốc chậm lớn, tỷ lệ hao hụt nhiều.

30/10/2014
Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm

Từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng tại các vùng nuôi trồng thủy sản trong cả nước. Trung bình hàng năm, dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.

30/10/2014
“Nuôi Cá Còm” Tạo Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Biên Giới “Nuôi Cá Còm” Tạo Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Biên Giới

Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu (An Giang) vừa tổ chức trình diễn mô hình “Nuôi cá còm” tại hộ ông Lâm Vĩnh Gia (ấp 1, xã Vĩnh Xương). Trên diện tích 200m2 đất ao và theo sự hướng dẫn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thị xã, ông Gia thả nuôi 1.300 con cá còm giống.

30/10/2014