Cà Mau Tiếp Tục Thí Điểm Bảo Hiểm Trên Tôm Nuôi

Ngày 1/4, UBND tỉnh Cà Mau tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 315/TTg về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp 2011-2013 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng chủ trì hội nghị.
Tại Cà Mau, bảo hiểm được triển khai thí điểm ở huyện Đầm Dơi, Cái Nước và TP Cà Mau. Đến nay, có 1.611 hộ tham gia bảo hiểm với tổng giá trị bảo hiểm trên 410 tỷ đồng; tổng số phí bảo hiểm trên 30 tỷ đồng; ngân sách hỗ trợ hơn 18 tỷ đồng; người dân tham gia gần 12 tỷ đồng.
Số hồ sơ phát sinh thiệt hại đến thời điểm này là 1.940 vụ, đã bồi thường 1.761 vụ, tổng giá trị bồi thường trên 91 tỷ đồng. Hồ sơ chưa bồi thường là 179 vụ, tổng giá trị ước tính trên 13 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBDN tỉnh Cà Mau Lê Dũng khẳng định, người dân đã hưởng lợi từ chính sách này rất lớn. Đã giải quyết một phần cho người dân trong việc tái sản xuất trên mô hình nuôi tôm công nghiệp tại các xã thí điểm. Nếu như không có chủ trương này, những hộ đã tham gia bảo hiểm phải bỏ ra khoảng 120 tỷ đồng để tái sản xuất.
Với số tiền lớn này các hộ nghèo, cận nghèo khó mà vượt qua khó khăn. Vì thế, Trung ương, Thủ tướng Chính phủ nên tiếp tục chỉ đạo nhân rộng để người nuôi tôm Cà Mau có điều kiện đầu tư sản xuất bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Từ giữa tháng 4 giá ớt giảm xuống 25.000đ/kg, đến nay “lao dốc” xuống 18.000đ/kg, bằng một nửa giá đầu vụ.

Việc HQGANO thành công trong việc nhân nuôi và chế biến đông trùng hạ thảo đánh dấu thêm bước tiến lớn trong ngành nấm và dược liệu của VN.

UBND tỉnh Bình Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy chế biến lâm sản và kinh doanh tổng hợp của Cty TNHH SX thương mại và xây dựng Thiên Phát.

Theo kế hoạch, Hapro sẽ huy động toàn bộ khoảng 5.000 – 6.000 cán bộ nhân viên của gần 30 đơn vị thành viên tập trung vào chiến dịch tiêu thụ vải trong đợt cao điểm khoảng 20 ngày.

Bà Huỳnh Thị Tỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông cho biết, đến thời điểm hiện nay có khoảng 1.500 ha nghêu nuôi của huyện bị chết, ước tổng thiệt hại khoảng 400 tỷ đồng.