Cà Mau thả cá giống tại Đầm Thị Tường

Theo đó, có hơn 52.000 con cá chẻm, tôm giống và cua biển được thả xuống Đầm Thị Tường.
Đầm Thị Tường có diện tích hơn 720 ha, tại đây có hơn 54 loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Đây từng là vựa thủy sản nuôi sống hàng ngàn hộ dân. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng khai thác quá mức đang làm nhiều loài thủy sản ở đầm bị cạn kiệt. Việc thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản lần này được thực hiện trên cơ sở chọn các thủy vực thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của từng loài sau khi thả, có sự phối hợp và tham gia tích cực của nhân dân sống ven đầm.
Trong dịp này, các đơn vị còn phối hợp với chính quyền điạ phương tuyên truyên cho người dân ý thức tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt là các loài có nguy cơ bị cạn kiệt trong thời gian gần đây.
Có thể bạn quan tâm

Đơn cử như Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ủy thác vốn vay và Quỹ hỗ trợ nông dân cho 45 cán bộ hội nông dân của các huyện, thị xã; đồng thời, kiểm tra công tác nhận ủy thác của các cơ sở hội và tổ tiết kiệm vay vốn.

Huyện Đắk Song hiện có gần 5.700 ha hồ tiêu, sản lượng vụ 2014 - 2015 ước đạt 7.430 tấn. Hồ tiêu là cây trồng chủ lực của địa phương và nhiều hộ dân đã phát triển kinh tế khá, giàu nhờ cây trồng này. Chính vì thế, việc phát triển cây hồ tiêu bền vững để đưa kinh tế của địa phương phát triển là điều mà chính quyền huyện Đắk Song đã và đang triển khai mạnh mẽ.

Ngành nghề nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là với tỉnh ta trên 83% dân số sống bằng nghề nông. Càng ý nghĩa hơn khi cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa ngành nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

Gắn bó quá nửa đời người với mảnh đất xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên). Trong 40 năm có lẻ ấy, ông Nguyễn Văn Biền, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương đã chứng kiến bao mùa lúa chín. Với người nông dân xã ông, việc cày sâu, cuốc bẫm thì có thừa, nhưng để thử nghiệm một giống cây trồng mới thì họ còn e dè lắm. Bởi vậy, ông đã tự tìm tòi để đưa giống lúa Hương Việt 3 về với nông dân Thanh Hưng.

Là một nông dân ở tỉnh Thái Bình, chị Tươi kết duyên với anh Lù ở Tuyên Quang nhưng quê gốc xã Tả Nhìu (Xín Mần). Cuộc sống khó khăn, 2 năm trở lại đây, chị Tươi cùng chồng quyết định về quê hương Xín Mần tìm cách làm ăn, phát triển kinh tế. Ban đầu anh chị làm công nhân cho Công ty VinaFood nằm trên địa bàn huyện, chuyên thực hiện các dự án, mô hình trồng rau, nấm...