Cà Mau tập trung phát triển mô hình nuôi tôm-rừng bền vững

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, Châu Công Bằng, việc phát triển mô hình nuôi tôm - rừng tỉnh đã tận dụng lợi thế để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn thủy sản bằng nhiều hình thức nuôi như thâm canh, quảng canh, quảng canh kết hợp..., tuy nhiên, hình thức nuôi tôm - rừng dù được quan tâm đầu tư vẫn chưa phát triển như kỳ vọng.
Bên cạnh đó, tỉnh vẫn chưa chú trọng nuôi tôm kết hợp bảo vệ rừng, năng suất tôm còn thấp, vì thế, đời sống người nuôi tôm dưới tán rừng còn bấp bênh. Vùng nuôi tôm chứng nhận còn nhiều bất cập do mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp có cách làm khác nhau.
Việc nuôi tôm rừng có chứng nhận quốc tế sẽ giúp bảo vệ được rừng ngập mặn và môi trường rừng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng thu nhập cho người nuôi tôm; đảm bảo sinh kế cho người dân.
Ðể mô hình nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn được bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành quy định về nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế tại Cà Mau. Theo đó, sẽ quy định về việc bảo vệ rừng ngập mặn gắn với nuôi tôm theo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường để được cấp chứng nhận quốc tế; các trình tự, thủ tục, điều kiện để thực hiện việc nuôi tôm-rừng có chứng nhận quốc tế và nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của các bên có liên quan.
Mục đích của việc quy định nuôi tôm-rừng có chứng nhận quốc tế là tạo cơ sở pháp lý, thủ tục, hợp đồng giữa các doanh nghiệp thủy sản với các tổ chức chủ rừng và hộ dân trong nuôi tôm - rừng nhằm mục đích đạt hiệu quả về bảo vệ rừng ngập mặn và môi trường rừng.
Bên cạnh đó gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thủy sản và thu nhập của hộ dân tương xứng với giá sản phẩm tôm có chứng nhận quốc tế; theo hướng bền vững, lâu dài, có cơ chế chia sẻ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi giữa doanh nghiệp thủy sản với các hộ dân và tổ chức chủ rừng một cách công bằng, công khai, minh bạch.
"Tuy nhiên, mấu chốt của quy định vẫn chú trọng vào cơ chế mua bán giữa doanh nghiệp và người dân. Các đơn vị, doanh nghiệp tham gia dự án cần 'nhìn chung một hướng' trong triển khai thực hiện nuôi tôm sinh thái," ông Bằng nhấn mạnh.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đã triển khai dự án nuôi tôm có chứng nhận như dự án MAM (Dự án khôi phục rừng ngập mặn đã mất thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm thiểu phát thải tại Cà Mau) cho hiệu quả tích cực và sẽ tiếp tục đưa ra phương hướng triển khai dự án trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Công thương vừa có văn bản gửi các cơ quan thông tấn báo chí thông báo kết quả xác minh việc thương nhân Trung Quốc thu gom các loại nông, lâm sản và "những mặt hàng khác lạ"... sau khi yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, rà soát.

Sáng nay 30-3, Tổng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển Thủy sản Việt Nam và triển khai đề án “Tái cơ cấu ngành thủy sản”.

Chuyện đã qua, nhưng hậu quả thì đến hôm nay vẫn chưa giải quyết được, mà trước hết là sự lúng túng trong việc hỗ trợ vốn để người dân tái đầu tư, gây dựng lại thương hiệu tu hài Vân Đồn...

Thôn Phước Thiện, xã Bình Hải (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) lâu nay người dân thường trồng cây phi lao (dương liễu). Tuy không đem lại giá trị kinh tế cao, những cánh rừng phi lao dọc bờ biển này có tác dụng chắn gió, chắn cát và giữ đất. Nhưng trước sức hút của con tôm, người dân đã chặt phá hết cây, thuê xe máy đào, máy ủi bạt rừng để lấy đất đào hồ nuôi tôm. Gia đình bà Trương Thị Vân trước đây làm nghề đi biển, nhưng thấy nuôi tôm có giá nên cũng thuê đất đào hồ tôm.

Nhằm góp phần bảo vệ & phát triển nguồn lợi thủy sản, nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản (1-4-1959 - 1-4-2014), vừa qua tại khu vực nuôi trồng thủy sản ấp Cồn Cống, xã Phú Tân, Chi cục Thủy sản phối hợp với Hội Nghề cá tỉnh, Phòng NN&PTNT huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) và chính quyền xã tổ chức thả 60 ngàn con tôm sú giống ra môi trường thiên nhiên.