Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Mau tập trung phát triển mô hình nuôi tôm-rừng bền vững

Cà Mau tập trung phát triển mô hình nuôi tôm-rừng bền vững
Ngày đăng: 17/09/2015

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, Châu Công Bằng, việc phát triển mô hình nuôi tôm - rừng tỉnh đã tận dụng lợi thế để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn thủy sản bằng nhiều hình thức nuôi như thâm canh, quảng canh, quảng canh kết hợp..., tuy nhiên, hình thức nuôi tôm - rừng dù được quan tâm đầu tư vẫn chưa phát triển như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, tỉnh vẫn chưa chú trọng nuôi tôm kết hợp bảo vệ rừng, năng suất tôm còn thấp, vì thế, đời sống người nuôi tôm dưới tán rừng còn bấp bênh. Vùng nuôi tôm chứng nhận còn nhiều bất cập do mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp có cách làm khác nhau. 

Việc nuôi tôm rừng có chứng nhận quốc tế sẽ giúp bảo vệ được rừng ngập mặn và môi trường rừng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng thu nhập cho người nuôi tôm; đảm bảo sinh kế cho người dân. 

Ðể mô hình nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn được bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành quy định về nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế tại Cà Mau. Theo đó, sẽ quy định về việc bảo vệ rừng ngập mặn gắn với nuôi tôm theo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường để được cấp chứng nhận quốc tế; các trình tự, thủ tục, điều kiện để thực hiện việc nuôi tôm-rừng có chứng nhận quốc tế và nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của các bên có liên quan. 

Mục đích của việc quy định nuôi tôm-rừng có chứng nhận quốc tế là tạo cơ sở pháp lý, thủ tục, hợp đồng giữa các doanh nghiệp thủy sản với các tổ chức chủ rừng và hộ dân trong nuôi tôm - rừng nhằm mục đích đạt hiệu quả về bảo vệ rừng ngập mặn và môi trường rừng. 

Bên cạnh đó gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thủy sản và thu nhập của hộ dân tương xứng với giá sản phẩm tôm có chứng nhận quốc tế; theo hướng bền vững, lâu dài, có cơ chế chia sẻ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi giữa doanh nghiệp thủy sản với các hộ dân và tổ chức chủ rừng một cách công bằng, công khai, minh bạch. 

"Tuy nhiên, mấu chốt của quy định vẫn chú trọng vào cơ chế mua bán giữa doanh nghiệp và người dân. Các đơn vị, doanh nghiệp tham gia dự án cần 'nhìn chung một hướng' trong triển khai thực hiện nuôi tôm sinh thái," ông Bằng nhấn mạnh. 

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đã triển khai dự án nuôi tôm có chứng nhận như dự án MAM (Dự án khôi phục rừng ngập mặn đã mất thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm thiểu phát thải tại Cà Mau) cho hiệu quả tích cực và sẽ tiếp tục đưa ra phương hướng triển khai dự án trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Nỗ Lực Phục Hồi Lúa Mùa Nổi Nỗ Lực Phục Hồi Lúa Mùa Nổi

Dù thời gian canh tác kéo dài, năng suất thấp nhưng lúa mùa nổi đang cho thấy những lợi thế mà lúa cao sản ngắn ngày không có được. Đó là khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, làm nền cho canh tác màu theo hướng tạo ra nông sản sạch… Quan trọng hơn, nông dân hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện làm giàu trên ruộng lúa mùa nổi.

25/11/2014
Cao Su Vẫn Là Cây Trồng Chủ Lực Cao Su Vẫn Là Cây Trồng Chủ Lực

Mặc dù giá mủ cao su liên tục giảm mạnh từ đầu năm đến nay nhưng nhìn chung, bà con nông dân trồng cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh vẫn giữ vườn cây. Diện tích cao su chặt phá đến nay khoảng 430 ha, tuy nhiên phần lớn là thanh lý vườn cây già cỗi và tái canh; ngoài ra còn có 119 ha cao su chuyển sang trồng cây ăn trái.

25/11/2014
Vườn Dừa Đang Bị Hai Loại Sâu Bệnh Mới Tấn Công Vườn Dừa Đang Bị Hai Loại Sâu Bệnh Mới Tấn Công

Chúng gây hại trên dừa bằng cách đẻ trứng vào cuống quả. Ấu trùng nở ra là bắt đầu xâm nhập vào trái dừa từ khi còn non, làm rụng trái hoặc làm méo mó, kích thước nhỏ, không còn giá trị thương phẩm. Sâu đục trái dừa cũng bắt đầu tấn công khi trái dừa còn non.

25/11/2014
Chuối Trổ Buồng Ngay Giữa Thân Cây Chuối Trổ Buồng Ngay Giữa Thân Cây

Nhà bà Nguyễn Thị Mai tại thôn Cam Bình, xã Tân Phước, La Gi cách đây chừng 3-4 năm có trồng một cây chuối sứ, cây phát triển thêm cây con thành một bụi chuối chừng 5-6 cây. Những cây chuối này đã từng trổ trái bình thường như mọi cây chuối khác.

25/11/2014
Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Thanh Long Uông Bí (Quảng Ninh) Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Thanh Long Uông Bí (Quảng Ninh)

Nhận thấy hiệu quả kinh tế, một số hộ dân tại các xã, phường như: Quang Trung, Phương Đông, Bắc Sơn, Thượng Yên Công đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để trồng cây thanh long. Gia đình ông Đoàn Quang Ngọc, ở khu Tân Lập, phường Phương Đông, TP Uông Bí là một trong số đó. Đưa chúng tôi đi thăm vườn thanh long của gia đình, ông Ngọc cho biết vừa đầu tư trang trại chăn nuôi lợn rừng, kết hợp trồng 3.000 gốc thanh long ruột đỏ. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu về trên 100 triệu đồng từ cây thanh long.

25/11/2014