Cà Mau sản xuất thành công tôm giống hạn chế nhiễm bệnh MBV

Sản xuất tôm giống theo quy trình hạn chế bệnh MBV được triển khai thí điểm tại ba trại sản xuất giống thủy sản trên địa bàn 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Ngoài việc giảm được tỷ lệ nhiễm bệnh MBV còn dưới 30%, thì năng suất trung bình còn tăng từ 20 đến 40% so với phương pháp sản xuất giống theo kinh nghiệm truyền thống.
Chất lượng tôm giống thu được khi áp dụng quy trình hạn chế dịch bệnh là tôm khỏe mạnh, đồng đều về kích cỡ và kiểm dịch đạt chất lượng trước khi xuất bán.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, trong quy trình sản xuất giống hạn chế dịch bệnh đã kiểm soát chất lượng nước, chất lượng tôm bố mẹ, không sử dụng hóa chất, kháng sinh nên cho ra đời lượng tôm giống đạt chất lượng, hạn chế rủi ro cho người nuôi tôm.
Đây cũng là một trong những biện pháp thực hiện hiệu quả đề án nâng cao chất lượng tôm giống Cà Mau, nâng khả năng cạnh tranh của các cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh về khả năng cung ứng con giống đạt chất lượng, sạch bệnh trên thị trường./.
Có thể bạn quan tâm
Chưa năm nào người nông dân trồng các loại rau củ ở Đà Lạt, Lâm Đồng được thụ hưởng niềm vui trọng vẹn được mùa, trúng giá.

PGS.TS Vũ Trọng Khải: Nguy hiểm hơn cả là nền nông nghiệp Việt Nam đang đầu độc cả dân tộc một các hợp pháp bằng các loại nông sản không an toàn.

Giá bán giảm mạnh đã làm kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông - lâm - thủy sản “bốc hơi” 1,82 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm

Nhiều doanh nghiệp lớn bắt đầu tham gia vào chuỗi cung ứng giết mổ và phân phối thịt bò về tận các địa phương, khiến số lượng bò nhập khẩu từ Australia đã tăng gần 6 lần trong thời gian từ 2012-2014.

Giá trị sản xuất trên mỗi diện tích canh tác thấp, các khoản vay không đủ trang trải, nông sản chủ lực phát triển tự phát… là những nút thắt khiến nông nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh với thế giới trong bối cảnh hội nhập.