Cà Mau Phấn Đấu Sản Xuất Đạt 20 Tỷ Con Tôm Giống Vào Năm 2020

Ông Lê Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: tỉnh đã cho phép Công ty Việt-Úc đầu tư xây dựng Khu sản xuất thủy sản tập trung Ngọc Hiển, dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2015.
Theo đó, cùng với các cơ sở sản xuất trong toàn tỉnh, giai đoạn 1, Cà Mau phấn đấu sản xuất 7 tỷ con giống/năm, giai đoạn 2 sản xuất 15 tỷ con giống/năm và đến năm 2020 sản xuất 20 tỷ con giống/năm.
Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất trong cả nước với 300.000ha, trong đó diện tích nuôi tôm trên 260.000 ha kéo theo nhu cầu tôm giống phục vụ sản xuất khoảng 20 tỷ con/năm. Thực tế, tỉnh này đang thiếu hụt trầm trọng nguồn tôm giống, có đến 40% giống tôm sú và 100% giống tôm thẻ phải nhập từ các tỉnh khác. Hầu hết các cơ sở sản xuất tôm giống ở Cà Mau chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu ổn định.
Do không chủ động được sản xuất nguồn tôm giống tại chỗ nên ngành nghề nuôi tôm ở Cà Mau thường xuyên đối mặt với tình hình dịch bệnh trên tôm, gây thiệt lớn về mặt kinh tế làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nghề nuôi thủy sản.
Từ những bất cập trên, UBND tỉnh Cà Mau đã kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp có năng lực đầu tư phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản xuất khẩu, khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất tôm giống với quy mô lớn mang tầm khu vực.
Tỉnh Cà Mau phấn đấu trong 5 năm tới sẽ cơ bản khắc phục khó khăn về thiếu hụt nguồn tôm giống, đáp ứng nhu cầu số lượng và chất lượng tôm giống phục vụ cho ngành nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Đó là thông tin được đưa ra tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 18 HĐND TP.HCM khóa 8 ngày 28.7.

Trong khi nhiều hộ trồng tiêu ở Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên “dở khóc dở mếu”, của nả đi tong vì tiêu chết, thì nhiều hộ trúng mánh nhờ trồng tiêu bền vững, mỗi năm đút túi vài tỷ bạc. Cây tiêu trên đất Tây Nguyên giờ đã biến thành “vàng đen” với giá lên tới cả 10.000 USD/tấn.

Thời điểm cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lê Anh Tuấn dám vay 300 triệu đồng vốn thương mại để đầu tư nuôi lợn, nhiều người lè lưỡi nói: “Vợ chồng nhà này bạo gan và liều thật. Nhỡ không may thất bại chỉ có nước cắp bị đi ăn xin”.

Hộ ông Lê Văn Hoàng, ông Vi Thanh Hưng (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) thu được lợi nhuận hàng chục triệu đồng nhờ việc trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao.

Anh Nguyễn Xuân Ánh ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thành công khi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp trên diện tích đất hoang hóa với doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.