Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Mau Phấn Đấu Sản Xuất Đạt 20 Tỷ Con Tôm Giống Vào Năm 2020

Cà Mau Phấn Đấu Sản Xuất Đạt 20 Tỷ Con Tôm Giống Vào Năm 2020
Ngày đăng: 06/02/2015

Ông Lê Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: tỉnh đã cho phép Công ty Việt-Úc đầu tư xây dựng Khu sản xuất thủy sản tập trung Ngọc Hiển, dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2015.

Theo đó, cùng với các cơ sở sản xuất trong toàn tỉnh, giai đoạn 1, Cà Mau phấn đấu sản xuất 7 tỷ con giống/năm, giai đoạn 2 sản xuất 15 tỷ con giống/năm và đến năm 2020 sản xuất 20 tỷ con giống/năm.

Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất trong cả nước với 300.000ha, trong đó diện tích nuôi tôm trên 260.000 ha kéo theo nhu cầu tôm giống phục vụ sản xuất khoảng 20 tỷ con/năm. Thực tế, tỉnh này đang thiếu hụt trầm trọng nguồn tôm giống, có đến 40% giống tôm sú và 100% giống tôm thẻ phải nhập từ các tỉnh khác. Hầu hết các cơ sở sản xuất tôm giống ở Cà Mau chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu ổn định.

Do không chủ động được sản xuất nguồn tôm giống tại chỗ nên ngành nghề nuôi tôm ở Cà Mau thường xuyên đối mặt với tình hình dịch bệnh trên tôm, gây thiệt lớn về mặt kinh tế làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nghề nuôi thủy sản.

Từ những bất cập trên, UBND tỉnh Cà Mau đã kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp có năng lực đầu tư phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản xuất khẩu, khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất tôm giống với quy mô lớn mang tầm khu vực.

Tỉnh Cà Mau phấn đấu trong 5 năm tới sẽ cơ bản khắc phục khó khăn về thiếu hụt nguồn tôm giống, đáp ứng nhu cầu số lượng và chất lượng tôm giống phục vụ cho ngành nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm Cà Mau chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.

14/08/2015
Cân đối nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu Cân đối nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu

Cây chè được xem là cây trồng chủ lực không chỉ giúp nông dân Lâm Đồng xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, do nhiều nơi sản xuất vẫn còn tự phát, không theo quy hoạch, chưa tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người sản xuất, nên hiện giá trị sản phẩm chè Lâm Đồng trên thương trường cạnh tranh trong và ngoài nước vẫn còn ở mức “khiêm tốn”.

14/08/2015
Giá dừa chạm mức thấp, người trồng lo lắng Giá dừa chạm mức thấp, người trồng lo lắng

Người trồng dừa lo lắng khi thương lái hỏi mua tại vườn với mức giá từ 26.000 - 30.000 đ/chục.

14/08/2015
Chanh rớt giá, nông dân gặp khó Chanh rớt giá, nông dân gặp khó

Cách đây khoảng vài tháng, giá chanh đạt mốc 20 - 25 ngàn đồng/kg, nhà vườn rất phấn khởi, tuy nhiên hiện nay thì 10kg chanh chưa đổi được một ly café đá đã khiến không ít nhà vườn trăn trở khi canh tác loại cây trồng này.

14/08/2015
Cự Khối (TP Hà Nội) phát triển thương hiệu ổi găng Cự Khối (TP Hà Nội) phát triển thương hiệu ổi găng

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phường Cự Khối, quận Long Biên, TP Hà Nội đã mạnh dạn đưa cây ổi găng về trồng.

14/08/2015