Cà Mau Nuôi Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Theo Tiêu Chí VietGAP

Nhằm phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững và từng bước hình thành vùng nuôi sạch, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau triển khai thực hiện dự án: “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP tại xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi”. Qua 100 ngày thả nuôi mô hình này đạt năng suất khá cao.
Với quy mô 1,2 ha mặt nước nuôi, mật độ nuôi 70 con/m2 tính cả hao hụt khi vèo, trọng lượng tôm trung bình thu hoạch 50-60 con/kg và đạt năng suất trên 10 tấn/ha/vụ. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ 35% vốn đầu tư mới và nguyên liệu, nhiên vật liệu liên quan, phần còn lại chủ hộ sẽ đầu tư.
Dự án được thực hiện trên 4 ao. Trong đó, 3 ao nuôi với tổng diện tích là 12.000 m2 và 1 ao dèo với diện tích 4.000 m2. Ngoài ra thiết kế thêm ao chứa lắng/xử lý nước riêng và 1 kênh thoát nước/xử lý nước thải. Qua 100 ngày thả nuôi tôm đã đạt trọng lượng khoảng 45 con/kg, thu hoạch ở cả 3 ao được 16 tấn. Trừ chi phí lợi nhuận lên đến gần 2 tỷ đồng.
Mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP” sẽ từng bước ứng dụng và nhân rộng cho người dân nuôi tôm trong tỉnh về mô hình VietGAP, việc xây dựng mô hình mẫu tại Cà Mau để làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình và góp phần thực hiện thành công Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015.
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 20 tổ sản xuất rau an toàn đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, trong đó nổi bật có Hợp tác xã rau an toàn Thắng Lợi ở xã Phước Hưng (huyện Long Điền). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là sản phẩm rau an toàn (RAT) của các HTX hầu hết vẫn chưa tìm được thị trường ổn định, giá cả bấp bênh.

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)", do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, tỉnh Tiền Giang đầu tư hơn 3,7 tỉ đồng để hỗ trợ các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thay thế các giống cây ăn quả cũ, già cỗi bằng các giống cây ăn quả chất lượng, nhằm tạo sản phẩm nông sản an toàn phục vụ nhu xuất khẩu.

Cứ nhắc đến con tôm sú, nhiều người nuôi tôm ở xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong) vẫn còn hãi hùng khi bao nhiêu vốn liếng cứ đội nón ra đi. Người vỡ nợ không phải là ít khi dịch bệnh trên tôm sú cứ xảy ra liên miên. Khi TTCT xuất hiện ở tỉnh Bình Thuận vào năm 2005, dân nuôi tôm như bắt được phao sau một thời gian dài "thoi thóp"

Cục Chăn nuôi kiến nghị, cần có hỗ trợ để khôi phục cho những người chăn nuôi như không cắt điện khu vực chăn nuôi trang trại tập trung, hỗ trợ tín dụng để duy trì đàn...

Thời gian qua, trên một số trang báo điện tử đưa tin Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện “Trifluralin trong cá điêu hồng” tại chợ đầu mối Bình Điền trước và sau Tết Nguyên Đán 2012... gây ra dư luận hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh cá.